Name: Nguyễn Tiến Long
Position: Vice Dean
Tel: 0912485659
Email: nguyentienlongtueba@gmail.com
Degree: Ph.D
Title:
Office Address: Thai Nguyen Province
Website: http://nguyentienlongdhkt.tnu.edu.vn
Cán bộ, giảng viên cung cấp thông tin lý lịch sơ lược, quá trình đào tạo, quá trình công tác, thành tích khen thưởng của bản thân.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Tiến Long
2. Ngày tháng năm sinh: 02/11/1976; Giới tính: Nam; Dân tộc: Kinh
3. Quê quán (huyện/quận, tỉnh/thành phố): Xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
4. Quá trình được đào tạo (ĐH, ThS, TS, TSKH):
4.1. Đào tạo đại học
- Thời gian đào tạo: Từ năm 1995 đến năm 1999
- Nơi đào tạo, nước: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam
- Ngành đào tạo: Kinh tế quốc tế; chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
- Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung
- Được cấp bằng ĐH ngày 03 tháng 8 năm 1999
4.2. Đào tạo thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: Từ năm 2002 đến năm 2004
- Nơi đào tạo, nước: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam
- Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh; chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Được cấp bằng ThS ngày 28 tháng 02 năm 2005
4.3. Đào tạo tiến sĩ
- Thời gian đào tạo: Từ năm 2007 đến năm 2011
- Nơi đào tạo, nước: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam
- Ngành đào tạo: Kinh tế học; chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
- Hình thức đào tạo: Không tập trung
- Được cấp bằng TS ngày 19 tháng 01 năm 2012
5. Chức vụ hiện nay: Phó Trưởng khoa; Chức vụ cao nhất đã qua: Trưởng phòng
6. Cơ quan công tác hiện nay (khoa, phòng, ban; trường, viện; thuộc Bộ): Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. Thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục đại học (nếu có): Học viện Chính sách và phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
8. Đã nghỉ hưu từ tháng: Chưa nghỉ hưu
Nơi làm việc từ sau khi nghỉ hưu (nếu có): Không có
9. Hiện nay là: Giảng viên
B. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Các hướng nghiên cứu chủ yếu
Tôi luôn nhận thức được rằng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai hoạt động rất quan trọng và không thể tách rời đối với một giảng viên đại học. Trong suốt gần 20 năm công tác ở những cương vị quản lý và giảng dạy khác nhau, ngoài việc hoàn thành vượt định mức giờ giảng quy định đối với mỗi giảng viên, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Chủ trì và tham gia nghiên cứu các đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Đại học Thái Nguyên, cấp Cơ sở. Tham dự các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Tôi đã tập trung vào một số hướng nghiên cứu phục vụ cho chuyên môn giảng dạy và một số hướng nghiên cứu khác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể tổng quan quá trình nghiên cứu khoa học theo các hướng nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu đầu tư nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- Nghiên cứu về tái cơ cấu hàng hóa xuất khẩu;
- Nghiên cứu về cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phương pháp và kết quả nghiên cứu
Có thể tổng quan phương pháp và kết quả quá trình nghiên cứu khoa học như sau:
2.1. Nghiên cứu đầu tư nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương và Việt Nam
Ở Việt Nam nói chung, từng địa phương nói riêng, tái cấu trúc nền kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là vấn đề thời sự và luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng hay tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các địa phương cũng có nhiều chuyển biến tích cực thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong các lĩnh vực đầu tư và thương mại, dịch vụ… Nhưng chỉ riêng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI đã làm cho cơ cấu kinh tế của các địa phương dịch chuyển.
Có thể nói, cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một địa phương tuỳ thuộc vào những đặc thù về điều kiện phát triển kinh tế ở từng thời kỳ, với không gian và thời gian nhất định. Do vậy, cơ cấu kinh tế hợp lý của một địa phương này có thể phải khác với các địa phương khác ở trong nước, của cả nước và các nước trên thế giới đã và đang hướng tới. Một thực tế cho thấy, các địa phương đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đó là: Tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm và chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân quan trọng là do thiếu một đòn bẩy nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương diễn ra nhanh chóng hơn nữa, nhằm đạt được một cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Đòn bẩy đó chính là nguồn lực từ nước ngoài, trong đó có FDI. Đặc biệt, đối với khu vực trung du và miền núi của Việt Nam, việc thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một địa phương và cả nước, dựa trên phương pháp phân tích tương quan và hồi quy nhằm tìm ra quy luật, mức độ tác động, có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, có cơ sở khoa học nhằm đề xuất định hướng, chính sách, chiến lược, lộ trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững kinh tế của từng địa phương và cả nước. Sau nhiều năm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của tôi được đánh giá bằng các công trình sau:
- Năm 2007, tôi đã chủ trì nghiên cứu thành công đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài đã nghiệm thu năm 2009, đạt loại Khá.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được 8 quan điểm, định hướng và 7 nhóm giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí đến năm 2015 và 2020. Kết quả nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu liên quan, gợi ý về chính sách trong thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế đối với tỉnh Thái Nguyên.
- Năm 2011, tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”.
Luận án là một công trình được tôi nghiên cứu công phu, nghiêm túc và độc lập. Kết quả nghiên cứu được thực hiện từ những phạm trù cơ bản như cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, luận án khái quát lý luận về tác động của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng; phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 - 2009. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất được các quan điểm, định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2030, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nhanh và bền vững.
- Năm 2012, từ kết quả nghiên cứu của luận án, với mục đích cung cấp kết quả nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này. Tôi đã tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện nghiên cứu chủ đề này và chủ biên xuất bản 01 sách chuyên khảo: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”, do Nxb. Lao động xuất bản năm 2012. Cuốn sách này đã được Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên nghiệm thu, xác nhận sử dụng là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học, học viên cao học làm đề tài luận văn.
- Năm 2012, tôi tham gia nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – trung du phía Bắc” do GS.TS. Đỗ Đức Bình – Trường Đại học Kinh tế quốc dân làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiệm thu đạt loại Tốt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng gợi mở chính sách, chiến lược thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế các tỉnh miền núi - trung du phía Bắc của Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Năm 2014, từ kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ năm 2012, tôi đã tham gia biên soạn cuốn sách chuyên khảo: “Thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi trung du phía Bắc”, do GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai, TS. Đỗ Thị Hương (Đồng chủ biên); cuốn sách được Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản năm 2014. Cuốn sách này đã được trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên nghiệm thu, xác nhận sử dụng là tài liệu tham khảo tại Nhà trường.
- Năm 2013, tôi tham gia nghiên cứu đề tài cấp Đại học vùng: “Chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”, mã số: ĐH2013-TN08-03 do ThS. Đàm Phương Lan làm chủ nhiệm, đề tài đã nghiệm thu năm 2015, đạt loại Khá.
- Ngoài ra, tôi còn tham gia nghiên cứu một số đề tài khác liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Một số bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học như sau:
- Những giải pháp chủ yếu để thu hút nguồn vốn FDI vào Thái nguyên trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, chỉ số ISSN: 0868-3808, số 09 (100) năm 2006; trang 20-25.
- Giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, chỉ số ISSN: 1859-0012, số 131 năm 2008, trang 28-31.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, chỉ số ISSN: 1859-2171, Tập 70, số 08 năm 2010; trang 3-13.
- Một số ý kiến về phát triển bền vững kinh tế ở thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, chỉ số ISSN: 1859-0012; số 202(II) tháng 4/2014; trang 10-14.
Là một Phó Trưởng khoa phụ trách khoa học và là giảng viên đang giảng dạy tại Bộ môn Kinh tế đầu tư - Khoa Kinh tế, tôi luân quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư quốc tế. Những nghiên cứu này mang tính ứng dụng thực tiễn, nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, đặc biệt là cung cấp những kiến thức thực tế, bổ ích cho sinh viên, phục vụ nhu cầu thực tế giúp người học có khả năng làm việc đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, tôi đã chủ biên 01 giáo trình “Thẩm định dự án đầu tư” đã được Nhà trường nghiệm thu và xuất bản quí I năm 2019, giáo trình này là giáo trình chính thức được sử dụng cho giảng dạy các chuyên ngành Kinh tế đầu tư, Thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế ở Nhà trường; trong một số năm gần đây, tôi đã nghiên cứu và công bố các công trình khoa học sau:
- Năm 2017, tôi cùng với TS. Trần Văn Quyết đã đồng chủ biên cuốn sách chuyên khảo: “Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, cuốn sách được Nxb. Thống kê xuất bản năm 2017. Cuốn sách này đã được trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên nghiệm thu, xác nhận sử dụng là tài liệu tham khảo tại Nhà trường.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, chỉ số ISSN: 1859-2171; Tập 141, số 11 năm 2015; trang 9-19.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, chỉ số ISSN: 1859-0012; số 234(II) năm 2016; trang 41-49.
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay. Tạp chí Giáo dục lý luận, chỉ số ISSN: 0868-3492; số 258 tháng 3/2017; trang 79-84.
- Attracting and Utilizing ODA in Vietnam in New Context. Tạp chí quốc tế “The International Journal of Business & Management”- www.theijbm.com; Vol. VII, Issue 5, May, 2019; trang 83-89; địa chỉ đường link: http://www.internationaljournalcorner.com/ index.php/theijbm/issue/view/8537; chỉ số ISSN: ISSN 2321–8916; chỉ số IF của tạp chí: 1.223 (IIFS).
- Role of FDI sector in increasing labor productivity in Vietnam. Tạp chí quốc tế “International Journal of Economics, Commerce and Management” - IJECM United Kingdom; Vol. VII, Issue 6, June 2019; trang 602-613; địa chỉ đường link: http://ijecm.co.uk/volume-vii-issue-6/; chỉ số ISSN: 23480386; chỉ số IF năm 2018 của tạp chí: 5.817.
Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học cho các địa phương, các vùng và Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế theo hướng bền vững; sản phẩm nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học, học viên cao học làm đề tài luận văn, nghiên cứu sinh làm luận án.
2.2. Nghiên cứu về tái cơ cấu hàng hóa xuất khẩu gắn với phát triển kinh tế của vùng, địa phương
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và thực hiện cam kết của các định chế kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới như: Hiệp đinh thương mại Việt – Mỹ; hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Điều này đã có tác động lớn đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy được những lợi thế so sánh, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, chưa tạo được giá trị cao trong xuất khẩu. Mặt khác, nhiều mặt hàng có lợi thế của vùng, địa phương nhưng gặp khó khăn trong cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu toàn cầu. Do vậy, cần phải đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu, hoặc tái cơ cấu hàng xuất khẩu để có được một cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý. Tôi đã thực hiện những nghiên với cách tiếp cận và những phương pháp nghiên cứu hiện đại. Từ đó, đạt được những mục tiêu theo hướng nghiên cứu trên.
Từ những định hướng nghiên cứu trên, tôi đã tập trung nghiên cứu các đề tài và công bố những công trình liên quan như sau:
- Năm 2013, tôi chủ trì nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam”, mã số: B2013-TN06-01. Đề tài đã nghiệm thu năm 2016, đạt loại Tốt.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ năm 2013, tôi đã chủ biên và biên soạn cuốn sách chuyên khảo: “Tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam”, cuốn sách được Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản năm 2016. Cuốn sách này đã được trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên nghiệm thu, xác nhận sử dụng là tài liệu tham khảo tại Nhà trường.
- Năm 2013, tôi tham gia nghiên cứu đề tài cấp Đại học vùng: “Các giải pháp phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, mã số: ĐH2013-TN08-01 do TS. Dương Thị Tình làm chủ nhiệm, đề tài đã nghiệm thu năm 2015, đạt loại Khá.
- Năm 2016, tôi tham gia nghiên cứu đề tài cấp tỉnh của tỉnh Yên Bái: “Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm từ cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”, theo Quyết định phê duyệt đề tài số 812/ QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ngày 29/4/2016 do TS. Trần Văn Quyết làm chủ nhiệm, đề tài đã nghiệm thu đạt yêu cầu vào ngày 24/10/2017.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khuyến nghị về mặt chính sách đối với Nhà nước và chính quyền các địa phương để thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu gắn với lợi thế của từng vùng và từng địa phương; thực hiện thành công phương án tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong điều kiện cụ thể đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Ngoài ra, tôi còn tham gia nghiên cứu một số đề tài khác liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở trên.
Một số bài báo, báo cáo khoa học được công bố như sau:
- China's experiences and solutions to prevent price dumping of Vietnamese exported goods after WTO integration. Kỷ yếu khoa học Hội thảo quốc tế: “Emerging Issues in the Sustainable Economic Growth of Vietnam: International Experiences and Solutions”, Nhà xuất bản Thống kê, Giấy phép xuất bản số: 501-2009/CXB/ 30-46/TK do Cục Xuất bản cấp ngày 23/6/2009; trang 243-253.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Kỷ yếu khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7: “Khoa học địa lý phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ và biển đảo Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên; chỉ số ISBN: 978-604-915-044-9; năm 2013; trang 508-523.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, chỉ số ISSN: 1859-2171; Tập 117, số 03 năm 2014; trang 209-222.
2.3. Nghiên cứu về cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển kinh tế ngành, địa phương và Việt Nam
Cạnh tranh và hội nhập là vấn đề luôn cần được quan tâm trong nghiên cứu kinh tế hiện nay. Nhận thức được vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế và áp lực của cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa; tôi đã tập trung nghiên cứu về cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, của địa phương và của nền kinh tế quốc dân. Từ đó, có những kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh theo các cấp độ khác nhau, tăng trưởng bền vững; gắn chất lượng tăng trưởng kinh tế với hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm qua, tôi đã dành thời gian nghiên cứu và công bố các công trình như sau:
- Năm 2005, tôi chủ trì nghiên cứu đề tài cấp Cơ sở: “Xây dựng chiến lược hội nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2005 – 2010”, đề tài đã nghiệm thu tháng 6 năm 2005, đạt loại Khá.
- Điều kiện và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, chỉ số ISSN: 1859-2171, Tập 60, số 12/1 năm 2009; trang 71-78.
- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, chỉ số ISSN: 1859-0012; số 152 năm 2010; trang 64-69.
- Một số ý kiến về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, chỉ số ISSN: 1859-2171; Tập 79, số 03 năm 2011; trang 45-49.
- Phân tích đối thủ và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, chỉ số ISSN: 1859-0012; số 199(II) tháng 01 năm 2014; trang 98-104.
- Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những kỳ vọng và tác động đối với Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, chỉ số ISSN: 1859-0012; số 200 tháng 02/2014; trang 3-6.
- Kinh nghiệm quốc tế về huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu và bài học cho Việt Nam “INTERNATIONAL EXPERIENCES INMOBILIZING FINANCIAL RESOURCES TO COPE WITH CLIMATE CHANGE AND LESSONS FOR VIETNAM”. Kỷ yếu khoa học Hội thảo quốc tế: “POLICIES AND SOLUTIONS TO INCREASE ADDED VALUE AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF AGRICULTURE IN VIETNAM”, Nhà xuất bản Dân trí, chỉ số ISBN: 978-60488-4700-5, năm 2017; trang 25-53.
Tôi còn tham gia các nghiên cứu khác liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở trên.
3. Những kết quả và ý nghĩa của 5 công trình khoa học tiêu biểu
- Là một giảng viên với 20 năm liên tục làm công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tôi đã làm chủ nhiệm và là thành viên tham gia nghiên cứu hoàn thành nhiều đề tài NCKH các cấp; đã hướng dẫn Sinh viên NCKH; công bố nhiều bài báo khoa học, trong đó 03 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; đã chủ biên, tham gia biên soạn và xuất bản được 06 cuốn sách xuất bản ở Nhà xuất bản có uy tín; báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học trong nước và hội thảo khoa học quốc tế.
- Liệt kê và nêu tóm tắt những kết quả và ý nghĩa 5 công trình khoa học tiêu biểu nhất của tôi như sau:
1) Bài báo khoa học quốc tế: “Role of FDI sector in increasing labor productivity in Vietnam”; tác giả Nguyễn Tiến Long; Tạp chí quốc tế “International Journal of Economics, Commerce and Management ” - IJECM United Kingdom; Vol. VII, Issue 6, June 2019; trang 602-613; địa chỉ đường link: http://ijecm.co.uk/volume-vii-issue-6/; chỉ số ISSN: 23480386; chỉ số IF năm 2018 của tạp chí: 5.817.
Giai đoạn 2008 – 2018, vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 300 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt 45%. Khu vực FDI có vai trò quan trọng đối với tăng năng suất lao động (NSLĐ) ở Việt Nam. Tuy nhiên, NSLĐ ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực và có khoảng cách lớn về NSLĐ ở trong nước giữa khu vực FDI với các khu vực kinh tế còn lại, khu vực FDI và khu vực kinh tế tư nhân là nguồn chính khẳng định vai trò đóng góp cho tăng trưởng NSLĐ toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Từ 2008 trở lại đây, dịch chuyển lao động từ khu vực có NSLĐ thấp sang các khu vực có NSLĐ cao và sang các khu vực có NSLĐ đang tăng lên là không nhiều, có thể giải thích được sự tăng NSLĐ toàn bộ nền kinh tế bởi tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế, trong đó khu vực FDI có đóng góp lớn nhất. Bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm lan tỏa và kết nối chặt chẽ giữa khu vực FDI với các khu vực còn lại trong nền kinh tế; từ đó tạo động lực tăng NSLĐ cho toàn bộ nền kinh tế.
2) Sách chuyên khảo: “Tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam”; TS. Nguyễn Tiến Long - Chủ biên; các tác giả tham gia: TS. Trần Văn Quyết, ThS. Đàm Phương Lan, ThS. Đỗ Thị Hòa Nhã, ThS. Trần Xuân Kiên, ThS. Trần Thị Bích Thủy; Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật; năm 2016; chỉ số ISBN: 978-604-57-2583-2.
Thực hiện tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu góp phần quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế của vùng Đông bắc Việt Nam có ý nghĩa chiến lược. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, phân tích các nhân tố tác động dựa trên phương pháp phân tích định tính và định lượng, xác định mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam. Từ đó, cuốn sách đã đề xuất các giải pháp tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng theo hướng phù hợp đến năm 2020; góp phần quan trọng trong chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm này trong tầm nhìn đến năm 2030; nội dung cuối sách rất có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận, chính sách và ứng dụng.
3) Bài báo khoa học: “Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên”; tác giả Nguyễn Tiến Long; Tạp chí Kinh tế & Phát triển; số 234 (II); trang 41-49; năm 2016; chỉ số ISSN: 1859-0012.
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, với thế mạnh của ngành công nghiệp và lĩnh vực du lịch sinh thái. Có nhiều yếu tố tạo động lực cho phát triển kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế đóng một vai trò quan trọng. Bài báo đã xem xét cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2005 - 2015; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế, đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
4) Bài báo khoa học: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra”; tác giả Nguyễn Tiến Long; Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên; Tập 70, số 08; trang 3-13; năm 2010; chỉ số ISSN: 1859-2171.
Thực trạng tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều điểm mất cân đối lớn trong FDI theo cơ cấu kinh tế. Trong khi đó, các Nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào các ngành có thể thu lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Điều này đã dẫn đến tình trạng một số ngành mở rộng quy mô quá mức so với nhu cầu của cơ cấu kinh tế, làm cho việc sử dụng các nguồn lực phát triển trở nên kém hiệu quả, gây ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Bên cạnh đó, một số chính sách để thu hút FDI theo cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Bài báo đề xuất giải pháp nhằm thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh và gia tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia.
5) Bài báo khoa học quốc tế: “Attracting and Utilizing ODA in Vietnam in New Context”; tác giả Nguyễn Tiến Long; Tạp chí quốc tế “The International Journal of Business & Management”- www.theijbm.com; Vol. VII, Issue 5, May, 2019; trang 83-89; địa chỉ đường link: http://www.internationaljournalcorner.com/index.php/theijbm/issue/view/8537; chỉ số ISSN: ISSN 2321–8916; chỉ số IF của tạp chí: 1.223 (IIFS).
Từ năm 2009, GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam đạt 1.297 USD và Việt Nam đã được xếp vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình. Do đó, tiêu chí các nhà tài trợ đặt ra ngày càng cao; ODA đang có xu hướng ngày càng giảm, ODA với quan điểm và cách nhìn nhận cũ là nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức chuyển dần sang cách nhìn nhận mới là cơ chế tín dụng thương mại. Trong thời gian tới, đối với Việt Nam, để khắc phục việc sụt giảm về nguồn vốn, ngoài việc tăng tích lũy đầu tư trong nước cần phải có các giải pháp, cơ chế chính sách thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, tránh được các vấn đề tham nhũng, thất thoát, đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí làm giảm uy tín và có những nghi ngại về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các đối tác cung cấp ODA. Bài báo này đã phân tích thực trạng, xác định những hạn chế, bất cập và nguyên nhân; đề xuất giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA đối với Việt Nam thời gian tới.
4. Các giải thưởng về thành tích NCKH
Được Giám đốc Đại học Thái Nguyên tặng Giấy khen “Có thành tích xuất sắc trong chủ biên sách, tài liệu tham khảo, chuyên khảo từ kết quả NCKH, năm 2016” tại Quyết định số 436/QĐ-ĐHTN ngày 21 tháng 3 năm 2017.
5. Định hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai
- Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế chuyên sâu là rất cần thiết. Đặc biệt, gắn với phát triển kinh tế vùng, trong đó có khu vực trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy Đại học, Sau đại học và nghiên cứu khoa học; làm cơ sở khoa học tư vấn chính sách và gợi mở những quan điểm, định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở cho các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc và cả nước. Đây cũng là lĩnh vực chuyên môn sâu của tôi đang giảng dạy. Do vậy, tôi sẽ dành thời gian và sự tâm huyết để nghiên cứu, đồng thời đây cũng là những định hướng nghiên cứu cần thiết cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Nghiên cứu lĩnh vực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong phát triển kinh tế. Đây là hướng nghiên cứu phục vụ cho đề xuất các chính sách phát triển, chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, của địa phương, của vùng và của Việt Nam, dựa trên cơ sở khoa học về phân tích lợi thế so sánh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu, sẽ định hướng đề tài cho người học. Đặc biệt, chú trọng đến nghiên cứu trường hợp ở các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam
- Nghiên cứu các định hướng và giải pháp về chính sách thu hút, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI và FPI) trong bối cảnh mới, nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng cho nền kinh tế các địa phương, các vùng. Đây là hướng nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực trung du và miền núi phía Bắc; cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện các đề tài luận văn, luận án.
II. ĐÀO TẠO
1. Chuyên ngành đã, đang tham gia đào tạo; đóng góp đối với sự phát triển chuyên ngành
Tôi đã, đang tham gia đào tạo các chuyên ngành/ chương trình đào tạo ở bậc đại học, gồm: Thương mại quốc tế, Kinh tế đầu tư, Quản trị kinh doanh, Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, tôi còn đã và đang tham gia giảng dạy và đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế (là giảng viên thỉnh giảng) tại Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mặt khác, tôi đã và đang tham gia đào tạo chuyên ngành đào tạo ở bậc trên đại học, gồm: Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Chính trị khu vực I – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (trong 2 năm học 2014-2015 và 2015-2016).
Tôi luôn có những đóng góp cho phát triển chuyên ngành đào tạo thông qua nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần được đảm nhiệm của chương trình đào tạo; nhiều năm với vị trí thường trực và thành viên của Hội đồng Khoa học và đào tạo của đơn vị, tôi luôn có những đóng góp quan trọng trong đổi mới chương trình đào tạo. Hiện tại, tất cả các chuyên ngành đào tạo mà tôi đã, đang tham gia đào tạo đều được đánh giá chất lượng ở bậc đào tạo thông qua Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những chuyên ngành này đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu của người học.
2. Những môn học, chuyên đề đã tham gia giảng dạy
Từ khi được tuyển dụng làm giảng viên đại học, tôi đã trực tiếp tham gia đào tạo bậc Đại học từ năm 2000 đến nay, hàng năm tôi đều giảng dạy vượt số giờ chuẩn theo quy định đối với giảng viên đại học. Tổng số giờ thực hiện bình quân trên 300 tiết/năm. Tôi tham gia giảng dạy các học phần: Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Quản trị chất lượng cho các chương trình đào tạo Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh. Trong suốt 20 năm học qua, tôi luôn thực tốt tiêu chuẩn và nhiệm vụ của giảng viên đại học, thực hiện đúng nội quy, quy chế và các quy định của Nhà nước đối với giảng viên đại học; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giảng dạy theo đúng kế hoạch được giao, luôn đảm bảo đủ và vượt định mức khối lượng giảng dạy theo quy định đối với giảng viên; hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp; tích cực và chủ động cập nhật kiến thức chuyên môn, biên soạn bài giảng và tài liệu giảng dạy đúng quy định của khung chương trình đào tạo; luôn chủ động và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại; tôn trọng người học và phát huy tối đa tính chủ động và tích cực của người học; tham gia xây dựng mới và đổi mới các chương trình đào tạo theo quy định của Nhà trường, Đại học Thái Nguyên và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ năm 2012, tôi đã tham gia đào tạo sau đại học; giảng dạy các học phần: Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị chất lượng, Quản lý dự án, cho cao học và nghiên cứu sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Lựa chọn các hướng nghiên cứu phù hợp, thường xuyên cập nhật các thông tin, kiến thức mới để bổ sung vào bài giảng đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho người học.
Trong 02 năm học 2014-2015 và năm học 2016-2017, ngoài việc giảng dạy và làm công tác quản lý tại Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi đã thỉnh giảng và hướng dẫn tốt nghiệp ở trình độ đại học và trên đại học tại 02 cơ sở giáo dục Đại học (đó là: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư); giảng dạy đại học và sau đại học với các môn học: Kinh tế quốc tế; Kinh doanh quốc tế; Quản trị chất lượng; Quản lý dự án.
Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019, tôi là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; tham gia thỉnh giảng tại Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; giảng dạy đại học và sau đại học với các môn học: Kinh tế quốc tế; Đầu tư quốc tế; Quản trị chất lượng; Quản lý dự án.
Tôi đã hướng dẫn hơn 100 sinh viên hoàn thành báo cáo tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp. Trong 6 năm học liên tục từ năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2019, tôi đã hướng dẫn thành công hơn 30 sinh viên hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Trong số đó, có nhiều sinh viên được tuyển dụng làm giảng viên Đại học, tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
3. Thành tích chính trong đào tạo sau đại học
Ngoài hoạt động trực tiếp giảng dạy sau đại học với trung bình trên 200 GC hàng năm; tôi đã hướng dẫn 24 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; đang hướng dẫn 03 học viên cao học và hướng dẫn phụ 01 nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đúng tiến độ. Các đề tài luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ được tôi hướng dẫn đều gắn với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của tôi, phục vụ cho yêu cầu thực tiễn của địa phương hoặc vị trí công tác của người học.
4. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học
Tôi đã, đang tham gia xây dựng các đào tạo các chương trình đào tạo ở bậc đại học, gồm: Thương mại quốc tế, Kinh tế đầu tư, Quản trị kinh doanh, Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, tôi còn tham gia xây dựng và phản biện chương trình đào tạo Kinh tế quốc tế (là giảng viên thỉnh giảng) tại Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mặt khác, tôi đã tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ở bậc trên đại học, gồm: Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; chương trình đào tạo Quản lý kinh tế tại Học viện Chính trị khu vực I – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (trong 2 năm học 2014-2015 và 2015-2016).
Tôi luôn có ý thức rằng xây dựng chương trình đào tạo là nhiệm vụ rất quan trọng đối với giảng viên. Do vậy, tôi luôn gắn những kết quả NCKH của mình với việc đổi mới và phát triển chương trình đào tạo tại Nhà trường; những kết quả NCKH của tôi đã hỗ trợ tích cực cho phát triển và nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo ở trên. Hiện tại, tất cả các chương trình đào tạo mà tôi đã, đang tham gia xây dựng đều góp phân tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của Nhà trường, đáp ứng tốt nhu cầu của người học và thị trường nhân lực.
5. Những đóng góp chính (nếu có) về việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học
Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là một yêu cầu quan trọng đối với giảng viên; trong quá trình đào tạo các bậc học của Nhà trường, tôi luôn thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng những công nghệ giảng dạy tiên tiến, hiện đại và phù hợp trong giảng dạy, chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, chuyển từ truyền đạt kiến thức một chiều sang phương pháp giảng dạy có sự tương tác tích cực giữa giảng viên và người học; ứng dụng triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy; tăng cường thảo luận, thuyết trình, làm việc nhóm và xử lý tình huống trong các giờ giảng; kích thích người học tư duy sáng tạo, tăng cường trang bị khả năng tự học, tự nghiên cứu cho người học (dạy cách học). Mặt khác, tôi thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về đổi mới phương pháp giảng day, trang bị kiến thức về giảng dạy hiện đại để ứng dụng cho quá trình giảng dạy tại Nhà trường. Nhiều năm liền, tôi được Bộ môn và người học đánh giá ở mức “Tốt” về đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua dự giờ của Bộ môn và lấy ý kiến của người học đối với giảng viên của Nhà trường.
III. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHÁC
Tôi luôn luôn phấn đấu trong giảng dạy và tham gia công tác quản lý cấp Phòng/Ban ở các đơn vị khác nhau. Trong 20 năm công tác, tôi đã từng giữ các chức vụ quản lý như Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ; Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường, Ủy viên Ban thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Thái Nguyên; Trưởng Bộ môn, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh; Phó Trưởng ban Phụ trách ban Quản lý khoa học tại Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hiện tại là Phó Trưởng khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên… dù ở bất kỳ vị trí quản lý nào, tôi cũng luôn chủ động sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; góp phần phát triển đơn vị và Nhà trường.
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin giới thiệu về học phần (tên học phần, số tín chỉ ...) và học liệu điện tử chính thống cho từng học phần. Các tài liệu điện tử bao gồm file text (word, pdf...), file audio, file video.
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin về các đề tài, dự án các cấp đã nghiệm thu hoặc đang được thực hiện
TT |
Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ (CT, ĐT…) |
CN/PCN/TK |
Mã số và cấp quản lý |
Thời gian thực hiện |
Thời gian nghiệm thu (ngày, tháng, năm) |
---|---|---|---|---|---|
1 |
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế |
CN |
B2007-TN06-01, ĐT cấp Bộ |
2007-2009 |
11/7/2009 |
2 |
Tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam |
CN |
B2013-TN06-01, ĐT cấp Bộ |
2013-2015 |
13/6/2016 |
3 |
Xây dựng chiến lược hội nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2005 - 2010 |
CN |
CS 2005, ĐT cấp cơ sở |
2004-2005 |
09/6/2005 |
4 |
Xây dựng kế hoạch giảng dạy và bài giảng điện tử môn học Kinh tế quốc tế theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học |
CN |
CS 2010, ĐT cấp cơ sở |
2009-2010 |
02/4/2010 |
5 |
Tình hình hoạt động của công ty Samsung tại Việt Nam |
Tham gia |
CS 2006, ĐT cấp cơ sở trọng điểm |
2005-2006 |
27/5/2006 |
6 |
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên |
Tham gia |
ĐH2013-TN08-03, ĐT cấp Đại học Thái Nguyên do ThS. Đàm Phương Lan làm chủ nhiệm. |
2013-2015 |
25/4/2015 |
7 |
Các giải pháp phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên |
Tham gia |
ĐH2013-TN08-01, ĐT cấp Đại học Thái Nguyên do TS. Dương Thị Tình làm chủ nhiệm. |
12/2013-12/2015 |
29/7/2015 |
8 |
Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam |
Tham gia |
B2014-TN06-01, ĐT cấp Bộ do PGS.TS. Trần Đình Tuấn làm chủ nhiệm, ĐH Thái Nguyên là cơ quan chủ trì. |
2014-2015 |
20/7/2017 |
9 |
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – trung du phía Bắc |
Tham gia |
ĐT cấp Bộ do GS.TS. Đỗ Đức Bình làm Chủ nhiệm, Đại học Kinh tế Quốc dân là cơ quan chủ trì |
2011-2012 |
12/2012 |
10 |
Nghiên cứu tình hình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác đào tạo của một số trường Đại học - Những vận dụng cho Học viện Chính trị khu vực I
|
TK |
CS 2014, ĐT cấp cơ sở trọng điểm do TS. Đậu Tuấn Nam làm Chủ nhiệm, Học viện Chính trị khu vực I là cơ quan chủ trì.
|
2014- 2015 |
12/2015 |
11 |
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm từ cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái |
Tham gia |
Đề tài cấp Tỉnh của tỉnh Yên Bái năm 2016; theo Quyết định phê duyệt đề tài số 812/ QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ngày 29/4/2016, TS. Trần Văn Quyết làm chủ nhiệm đề tài |
2016-2017 |
24/10/2017 |
12 |
Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới quá trình CNH, HĐH tại tỉnh Thái Nguyên |
Tham gia |
Mã số: ĐH 2017-TN08- 01; cấp ĐH Thái Nguyên |
2017-2018 |
10/5/2019 |
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin về các bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị có mã số ISSN; các sách, giáo trình đã xuất bản tại các nhà xuất bản có mã số ISBN.
TT |
Tên sách |
Loại sách (CK, GT, TK, HD) |
Nhà xuất bản và năm xuất bản |
Số tác giả |
Viết MM hoặc CB, phần biên soạn |
Xác nhận của CSGDĐH (Số văn bản xác nhận sử dụng sách) |
ISBN (nếu có) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 |
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên |
CK |
Nxb Lao Động, năm 2012 |
05 |
Chủ biên (CB); tham gia biên soạn 90% sách CK (từ trang 5-151 và từ trang 155-182) |
Đã được thẩm định, có xác nhận sử dụng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN |
KHXB: 463-2012/CXB/34-35/LĐ; QĐXB: 305/QĐLK/LĐ |
2 |
Tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam |
CK |
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2016 |
06 |
CB; tham gia biên soạn 65% sách CK ( từ trang 9-75 và từ trang 105-213) |
Đã được thẩm định, có xác nhận sử dụng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh và Trung tâm Học liệu - ĐHTN |
ISBN: 978-604-57-2583-2 |
3
|
Thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi trung du phía Bắc |
CK |
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2014 |
09 |
Tham gia biên soạn 15% cuốn sách (từ trang 110 – 132 và mục 3 trang 158) |
Trường ĐH Kinh tế quốc dân; đã được thẩm định, có xác nhận sử dụng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN |
ISBN: 978-604-57-0436-3 |
4 |
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên |
CK |
Nxb Thống Kê, năm 2017 |
08 |
Đồng chủ biên (CB), tham gia biên soạn 45% cuốn sách (từ trang 01 – 66) |
Đã được thẩm định, có xác nhận sử dụng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN |
ISBN: 978-604-75-0694-1 |
5 |
Thẩm định dự án đầu tư |
GT |
Nxb Đại học Thái Nguyên, năm 2019 |
10 |
CB, tham gia biên soạn từ trang 63-98 |
Sách do Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐHTN thẩm định cho xuất bản sử dụng tại Nhà trường |
ISBN: 978-604-915-755-4 |
6 |
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động |
CK |
Nxb Đại học Thái Nguyên, năm 2019 |
05 |
Tham gia biên soạn trên 45% cuốn sách (từ trang 10 - 47; 85 - 116) |
Đã được Hội đồng thẩm định, cho phép đưa vào sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN |
ISBN: 978-604-915-777-6 |
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin về đào tạo sinh viên, học viên:
- Hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp
- Hướng dẫn học viên cao học
- Hướng dẫn nghiên cứu sinh
Đã hướng dẫn số NCS, học viên bảo vệ luận án, luận văn thạc sĩ
TT |
Họ tên NCS hoặc HV |
Đối tượng |
Trách nhiệm HD |
Thời gian hướng dẫn (từ ... đến ...) |
Cơ sở |
Năm được cấp bằng/ có quyết định cấp bằng |
||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
NCS |
HV |
Chính |
Phụ |
|||||
1 |
Nguyễn Văn Tuấn |
|
x |
x |
|
2012-2013 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2013 |
2 |
Đỗ Văn Cường |
|
x |
x |
|
2012-2013 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2013 |
3 |
Phạm Quốc Huy |
|
x |
x |
|
2012-2013 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2014 |
4 |
Nguyễn Quang Vụ |
|
x |
x |
|
2013-2014 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2013 |
5 |
Trần Thanh Hải |
|
x |
x |
|
2013-2014 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2013 |
6 |
Nguyễn Thị Bích Ngọc |
|
x |
x |
|
2013-2014 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2014 |
7 |
Lê Xuân Thủy |
|
x |
x |
|
2014-2015 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2014 |
8 |
Nguyễn Thị Thùy Dương |
|
x |
x |
|
2014-2015 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2014 |
9 |
Lê Ngọc Trung |
|
x |
x |
|
2015-2016 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2015 |
10 |
Nguyễn Thị Chinh |
|
x |
x |
|
2015-2016 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2015 |
11 |
Nguyễn Hữu Thành |
|
x |
x |
|
2015-2016 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2015 |
12 |
Nguyễn Thị Lương Anh |
|
x |
x |
|
2016-2017 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2016 |
13
|
Phạm Thị Ngọc |
|
x |
x |
|
2016-2017 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2016 |
14 |
Nguyễn Minh Hiền |
|
x |
x |
|
2016-2017 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2016 |
15 |
Nguyễn Thị Khuyên |
|
x |
x |
|
2016-2017 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2017 |
16 |
Dương Thị Huyền |
|
x |
x |
|
2017-2018 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2017 |
17 |
Đàm Tùng Lâm |
|
x |
x |
|
2017-2018 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2018 |
18 |
Lục Hà Trang |
|
x |
x |
|
2017-2018 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2018 |
19 |
Phan Thị Hồng Mai |
|
x |
x |
|
2017-2018 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2018 |
20 |
Phan Thị Thanh Thúy |
|
x |
x |
|
2017-2018 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2018 |
21 |
Nguyễn Thị Vân Anh |
|
x |
x |
|
2017-2018 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2018 |
22 |
Hoàng Đình Nhuận |
|
x |
x |
|
2018-2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2019 |
23 |
Hoàng Thị Thơm |
|
x |
x |
|
2018-2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2019 |
24 |
Lục Mạnh Thiếp |
|
x |
x |
|
2018-2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2019 |
1 |
Vũ Việt Linh |
x |
x |
2016 - 2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
Dự kiến 2020 |
||
2 |
Luân Thị Năm |
|
x |
x |
|
2018-2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2019 |
3 |
Phạm Thị Hạnh Lan |
|
x |
x |
|
2018-2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2019 |
4 |
Hoàng Ngân Hải |
|
x |
x |
|
2018-2019 |
Trường ĐH KT&QTKD thuộc ĐHTN |
2019 |
Cán bộ, giảng viên đưa các tài liệu điện tử tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học hoặc các tài liệu khoa học thú vị khác (của chính tác giả hoặc của tác giả khác).