Name: Đới Thị Thu Thủy
Position:
Tel: 0988552325
Email: thuydtt@tnu.edu.vn
Degree:
Title:
Office Address:
Website: http://doi-thi-thu-thuy.tnu.edu.vn
- Thông tin chung
- Teaching
- Đề tài/Dự án
- Xuất bản phẩm
- Sản phẩm đào tạo
- Tài nguyên chia sẻ
Cán bộ, giảng viên cung cấp thông tin lý lịch sơ lược, quá trình đào tạo, quá trình công tác, thành tích khen thưởng của bản thân.
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Đới Thị Thu Thủy Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 27/01/1971 Nơi sinh: Cam Đường – Lào Cai
Quê quán: Trung Mầu, Gia Lâm, Hà Nội Dân tộc: Kinh
Học vị cao nhất: Thạc sĩ Năm, nước nhận học vị: 2003, Việt Nam
Chức danh khoa học cao nhất: Năm bổ nhiệm:
Chức vụ (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu): Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng & phát triển nguồn nhân lực
Đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu): Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 015, Nguyễn Du, Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Điện thoại liên hệ: CQ: 02143.900.991 NR: DĐ: 0988.552.325
Fax: Email: thuydtt@tnu.edu.vn
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy; Nơi đào tạo: ĐHSP Hà nội; Ngành học: Tâm lý - giáo dục; Nước đào tạo: Việt Nam; Năm tốt nghiệp: 1993; Bằng đại học 2:……; Năm tốt nghiệp:
- Sau đại học
- Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học; Năm cấp bằng: 2003; Nơi đào tạo: ĐHSP Hà Nội
- Tiến sĩ chuyên ngành:…..; Năm cấp bằng:…..; Nơi đào tạo:….;
3. Ngoại ngữ: |
1. Tiếng Anh 2. |
Mức độ sử dụng: B1 Mức độ sử dụng: |
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Thời gian |
Nơi công tác |
Công việc đảm nhiệm |
10/1993- 9/2000 |
Trường THSP Lào Cai |
Giảng viên |
10/2000- 4/2019 |
Trường CĐSP Lào Cai |
Giảng viên, tổ trưởng tổ Bộ môn chung |
5/2019- nay
|
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
|
Giảng viên chính, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng & phát triển nguồn nhân lực |
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin giới thiệu về học phần (tên học phần, số tín chỉ ...) và học liệu điện tử chính thống cho từng học phần. Các tài liệu điện tử bao gồm file text (word, pdf...), file audio, file video.
- Giảng dạy đại học
- Giảng dạy đại học
- * HP Tâm lý học đại cương
HP Tâm lý học đại cương
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Tên học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã số học phần: PRP7221
Tên Tiếng Anh: General Psycholog
Ngành/Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học
Triết lý giáo dục của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên là:
“Trách nhiệm – Thực nghiệp – Kiến tạo – Phát triển”
Ý nghĩa của Triết lý giáo dục
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Trách nhiệm
Đào tạo, bồi dưỡng người học có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; có lý tưởng, niềm tin, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
PLO11, PLO12
Thực nghiệp
Chất lượng đào tạo thực chất, hành nghề chuyên nghiệp, gắn với hoạt động thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội; cơ bản, thiết thực, hiện đại và hiệu quả.
PLO2, PLO3, PLO4, PLO5, PLO6, PLO7, PLO8
Kiến tạo
Kiến tạo tri thức trong môi trường nghiên cứu, học tập sáng tạo; qua quá trình khám phá có hướng dẫn, dựa trên bối cảnh xác thực; hình thành năng lực, phẩm chất nghề nghiệp trong sự tương tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
PLO2, PLO3, PLO4
Phát triển
Phát triển để thích ứng trong môi trường đa dạng và hội nhập; tôn trọng sự khác biệt; tự tin, tự chủ, tự học để phát triển nghề nghiệp và làm việc hiệu quả.
PLO11, PLO12
1. Thông tin về học phần
- Số tín chỉ: 02; Tổng số giờ quy chuẩn: 30
- Phân bố thời gian:
TT
Loại giờ tín chỉ
Số giờ thực hiện trên lớp
Số giờ tự học
1
Lý thuyết
24
48
2
Bài tập
10
10
3
Thực hành
4
Thảo luận
5
Kiểm tra
01
02
Tổng
35
60
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức cơ sở ngành)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần học trước: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
Đơn vị phụ trách: Khoa Sư phạm
2. Thông tin về giảng viên
TT
Học hàm, học vị, họ tên
Số điện thoại
Email
My site
1
ThS. Đới Thị Thu Thủy
0988552325
thuydtt@tnu.edu.vn
https://mysite.tnu.edu.vn/vi/doi-thi-thu-thuy
2
ThS. Hoàng Thị Bảo Ngọc
0943164681
ngochtb@tnu.edu.vn
https://mysite.tnu.edu.vn/vi/hoang-thi-bao-ngoc
3. Mục tiêu của học phần: Sau khi học xong học phần, sinh viên đạt được
Mục tiêu (CO)
Mô tả (Course Objective Description)
Chuẩn đầu ra CTĐT
Về kiến thức
CO1
Trình bày được các khái niệm cơ bản của tâm lý học như: tâm lí, ý thức, nhận thức, tình cảm, ý chí, nhân cách…
PLO2, PLO3
CO2
Giải thích được cơ sở khoa học của các hiện tượng tâm lý người dựa trên quy luật của các hiện tượng tâm lý
PLO2, PLO3, PL04
Về kỹ năng
CO3
Đánh giá được các quan điểm khác nhau về tâm lý con người; Vận dụng các kiến thức tâm lý học vào trong cuộc sống, trong dạy học và giáo dục.
PLO5, PLO6, PLO7, PLO8
CO4
Tổ chức các hoạt động cho học sinh tiểu học dựa trên các quy luật tâm lý.
PLO7, PLO8
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CO5
Có khả năng làm việc độc lập, khả năng hợp tác để giải quyết vấn đề gắn với hiểu biết về tâm lý người
PLO11, PLO12
4. Chuẩn đầu ra của học phần (Course Learning Outcomes/CLOs)
Mục tiêu học phần
Chuẩn đầu ra của học phần
Mô tả chuẩn đầu ra (Sau khi học xong học phần này, người học cần đạt được các chuẩn đầu ra dưới đây)
Chuẩn đầu ra CTĐT
CO1
CLO1
Nhận dạng được các hiện tượng tâm lý trong các tình huống cụ thể.
PLO2, 3
CO2
CLO2
Giải thích được cơ sở khoa học của các hiện tượng tâm lý người
PLO3, 4
CLO3
Vận dụng các kiến thức tâm lý học vào hoạt động dạy học, giáo dục
PLO5, PLO6, PLO7, PLO8
CO3
CLO4
Bày tỏ được quan điểm của cá nhân trước các ý kiến khác nhau về tâm lý người. Rút ra được những kết luận sư phạm trong công tác dạy học, giáo dục.
PLO6, PLO8
CO4
CLO5
Bước đầu tổ chức được một số hoạt động cơ bản phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
PLO7, PLO8
CO5
CLO6
Có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm với vai trò lãnh đạo và thành viên, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin để giải quyết vấn đề có liên quan đến tâm lý người nói chung, tâm lý học sinh tiểu học nói riêng.
PLO11, PLO12
- Ma trận đóng góp chuẩn đầu ra của học phần (tổng hợp từ bảng trên)
Mã HP
Tên học phần
Mức độ đóng góp của Chuẩn đầu ra CTĐT
PLO1
PLO2
PLO3
PLO4
PLO5
PLO6
PLO7
PLO8
PLO9
PLO10
PLO11
PLO12
PRP7221
Tâm lý học đại cương
2
2
2
2
3
2
2
3
3
Ghi chú: Để trống: Đóng góp không rõ ràng; 1: Đóng góp mức thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao
5. Mô tả chương trình đào tạo:
Lý thuyết: Học phần gồm hệ thống kiến thức khoa học cơ bản về tâm lí người như: Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý học; Bản chất của hiện tượng tâm lý người; Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; Hoạt động, giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lý, ý thức; Hoạt động nhận thức; Tình cảm và ý chí; Trí nhớ; Nhân cách và sự hình thành phát tiển nhân cách.
Thảo luận/thực hành: Vận dụng các kiến thức tâm lý vào công tác tham vấn, giáo dục học sinh. Xác định cơ sở khoa học trong việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.
6. Lộ trình phát triển kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của học phần
Nội dung
Đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần
CLO1
CLO2
CLO3
CLO4
CLO5
CLO6
Chương 1: Tâm lý học là một khoa học
2
1
2
Chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
2
2
2
2
2
Chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức
2
3
2
2
2
2
Chương 4: Các quá trình nhận thức
3
3
2
2
3
Chương 5: Trí nhớ và ngôn ngữ
3
2
2
3
Chương 6. Tình cảm và ý chí
3
3
3
3
3
Chương 7. Nhân cách và sự hình thành nhân cách
3
3
3
3
3
Ghi chú: Để trống: Đóng góp không rõ ràng; 1: Đóng góp mức thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao
7. Tài liệu học tập
7.1. Tài liệu học tập
[1]. Đới Thị Thu Thủy, Tập bài giảng tâm lý học đại cương, 2023.
7.2. Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Quang Uẩn Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội, 2012
[3]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lí học đại cương (Giáo trình đào tạo giáo viên). Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, 2014.
8. Nhiệm vụ của người học
8.1. Yêu cầu chuẩn bị trước khi lên lớp
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, chuẩn bị các nhiệm vụ tự học theo hướng dẫn của đề cương môn học.
- Chuẩn bị đầy đủ các nhiệm vụ giảng viên giao về nhà. Thực hiện hiệu quả thời gian tự học ở nhà theo quy định.
8.2. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi kết thúc giờ học.
- Chốt được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học.
- Tích cực liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn đời sống, thực tiễn nghề nghiệp.
- Có thể trao đổi thêm với bạn, với thầy cô những vấn đề chưa rõ hoặc những vấn đề sinh viên đang quan tâm.
8.3. Điều kiện để sinh viên tham dự buổi học
- Đến lớp đúng giờ.
- Hoàn thành ít nhất 2/3 nhiệm vụ tự học hoặc bài tập giảng viên giao.
- Chuẩn bị bài tập nhóm (nếu có).
8.4. Điều kiện để sinh viên được tham dự các bài kiểm tra/ thi
- Tham dự trên 80% số tiết lên lớp đã quy định trong đề cương chi tiết học phần.
- Tham dự đầy đủ các buổi thảo luận, thực hành theo quy định của môn học.
- Có đủ các bài tập cá nhân, bài tập nhóm; kiểm tra định kỳ phải đạt từ điểm 5 trở lên.
8.5. Những việc sinh viên không được làm trong giờ học/giờ kiểm tra/thi
- Không sử dụng điện thoại trong giờ học khi không có sự cho phép của giảng viên.
- Không sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra/ thi (nếu đề thi không cho phép)
9. Nội dung chi tiết môn học
9.1. Chuẩn đầu ra của nội dung/chương/bài (LLOs)
Bài/Chương/Nội dung
LLOs
Mô tả chuẩn đầu ra của Chương/Bài/Nội dung
Chương 1: Tâm lý học là một khoa học
LLO1
Nêu và giải thích được bản chất của hiện tượng tâm lý người; Phân loại các hiện tượng tâm lý
LLO2
Rút ra bài học sư phạm trong đánh giá và phát triển tâm lý người nói chung, tâm lý học sinh nói riêng
Chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
LLO3
Giải thích được cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; Đánh giá được vai trò của các yếu tố trong sự phát triển tâm lý
LLO4
Tổ chức các hoạt động và giao tiếp để phát triển tâm lý học sinh
Chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức
LLO5
Giải thích được sự hình thành và phát triển tâm lý người về phương diện loài và phương diện cá thể
LLO6
Tổ chức được các hoạt động tạo chú ý ở học sinh
Chương 4: Các quá trình nhận thức
LLO7
Phân biệt được các quá trình nhận thức cơ bản; đặc điểm và các quy luật nhận thức của con người
LLO8
Tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh
Chương 5: Trí nhớ và ngôn ngữ
LLO9
Trình bày được cơ chế của trí nhớ, ngôn ngữ và việc bồi dưỡng trí nhớ, ngôn ngữ cho học sinh
LLO10
Vận dụng các quy luật của trí nhớ vào việc rèn luyện trí nhớ cho bản thân và học sinh
Chương 6. Tình cảm và ý chí
LLO11
Nêu đặc điểm và các quy luật của tình cảm
LLO12
Vận dụng các quy luật của tình cảm trong tổ chức các hoạt động cho học sinh
Chương 7. Nhân cách và sự hình thành nhân cách
LLO13
Đánh giá được vai trò của các yếu tố trong sự hình thành và phát triển nhân cách
LLO14
Tổ chức các hoạt động để phát triển nhân cách cho học sinh
LLO15
Có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm với vai trò lãnh đạo và thành viên, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin để giải quyết vấn đề gắn với tâm lý con người
9.2. Ma trận liên kết LLOs và CLOs
LLOs
CLOs
CLO1
CLO2
CLO3
CLO4
CLO5
CLO6
LLO1
2
2
LLO2
2
2
LLO3
2
2
LLO4
2
LLO5
2
2
LLO6
2
LLO7
3
3
LLO8
3
3
LLO9
3
3
LLO10
3
3
3
LLO11
3
LLO12
3
3
LLO13
3
3
LLO14
3
3
3
LLO15
3
Ghi chú: Để trống: Đóng góp không rõ ràng; 1: Đóng góp mức thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao
9.3. Nội dung chi tiết
Nội dung
Số tiết
Tài liệu bắt buộc /T.khảo
LLOs
CLOs
Phương pháp dạy học
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Chương 1: Tâm lý học là một khoa học
3
LLO1
LLO2
LLO15
CLO1
CLO2
CLO3
CLO4
CLO6
A. Nội dung thực hiện trên lớp
2
Tr 3-9 [1]
Tr 6-12 [2]
- Thuyết trình
- Thảo luận
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
1.1.1. Tâm lý học là gì?
1.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học.
1.1.3. Các quan điểm cơ bản trong TLH hiện đại
1.1.4. Đối tượng, nhiệm vụ của TLH
0,5
1.2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý.
1.2.1. Bản chất của tâm lý người
1.2.2. Chức năng của tâm lý
1.2.3. Phân loại hiện tượng tâm lý
1
1.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học.
1.3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận của TLH khoa học
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
0,5
B. Nội dung thảo luận, thực hành
Bài tập:
1. Ngày gặp lại
2. Mẩu giấy vụn
3. Nhật ký tập bơi
1
Tr9-11 [1]
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
- Bài tập:
+ Lấy ví dụ minh họa bản chất, chức năng các hiện tượng tâm lí người.
+ Tập sử dụng phương pháp nghiên cứu tâm lí người trong tìm hiểu tâm lý học sinh
+ Quan sát, nhận xét các đặc điểm tâm lí của một học sinh Tiểu học
5
Tr11 [1]
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
LLO3
LLO4
LLO15
CLO1
CLO2
CLO5
CLO6
A. Nội dung thực hiện trên lớp
4
12-17 [1]
26-32 [2]
33-45 [3]
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
2.1. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người.
2.1.1. Di truyền và tâm lý
2.1.2. Não và tâm lý
2.1.3. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
2.1.4. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý
2.1.5. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý
2
2.2. Cơ sở xã hội của tâm lý người.
2.2.1. Quan hệ XH, vền VHXH và tâm lý con người
2.2.2. Hoạt động và tâm lý
2.2.3. Giao tiếp và tâm lý
2
B. Nội dung thực hành
1. Nhân cách của con người chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác.
a. Thuyết trình về tầm quan trọng của giao tiếp đối với người giáo viên tiểu học
b. Anh/chị hãy đóng vai GV đi vào chào lớp và làm quen với lớp/ Phổ biến qui định của lớp, trường cho HS.
c. Một phụ huynh có con bị hạn chế về kĩ năng giao tiếp, hãy đóng vai GVTH tư vấn cho phụ huynh đó một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho con tại gia đình.
1
17 [1]
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
- Câu hỏi cuối chương
- Bài tập:
1. Làm việc thật là vui
2. Hoạt động
3. Cầu thủ dự bị
4. Một giờ học
5. Bài thơ của chủ tịch HCM
9
17-19 [1]
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức
4
LLO5
LLO6
LLO15
CLO2
CLO4
CLO5
CLO6
A. Nội dung thực hiện trên lớp
3
20-25 [1]
36-42[2]
53-65[3]
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
3.1. Sự hình thành và phát triển tâm lý.
3.1.1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài người
3.1.2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể
1
3.2. Sự hình thành và phát triển của ý thức.
3.2.1. Khái niệm chung về ý thức
3.2.2. Sự hình thành và phát triển ý thức
3.2.3. Các cấp độ của ý thức
3.2.4. Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức
2
B. Nội dung thảo luận, thực hành
1. Edison
1
25 [1]
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
- Câu hỏi:
- Bài tập: 1, 2, 3, 4
7
26 [1]
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 4: Các quá trình nhận thức
9
LLO7
LLO8
LLO15
CLO2
CLO4
CLO5
CLO6
A. Nội dung thực hiện trên lớp
7
27-38 [1]
46-72 [2]
73-85[3]
- Tạo tình huống
- Thảo luận
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
4.1. Cảm giác
4.1.1. Khái niệm chung về cảm giác
4.1.2. Các loại cảm giác
4.1.3. Vai trò của cảm giác
4.1.4. Các quy luật cơ bản của cảm giác
1,5
4.2. Tri giác
4.2.1. Khái niệm chung về tri giác
4.2.2. Các loại tri giác
4.2.3. Vai trò của tri giác
4.2.4. Các quy luật cơ bản của tri giác
1,5
4.3. Tư duy
4.3.1. Khái niệm chung về tư duy
4.3.2. Các giai đoạn của tư duy
4.3.3. Các thao tác tư duy
4.3.4. Các loại tư duy và vai trò của nó
2
4.4. Tưởng tượng.
4.4.1. Khái niệm chung về tưởng tượng
4.4.2. Các loại tưởng tượng
4.4.3. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
2
B. Nội dung thảo luận, thực hành
Thực hành:
1. Đóng vai GVTH tổ chức một hoạt động (kể chuyện theo tranh, đóng kịch, trò chơi,...) nhằm phát triển hoạt động nhận thức (tri giác, tư duy, tưởng tượng...) cho HS.
2. Đánh giá vai trò của những hoạt động đó trong sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học.
Bài tập:
1. Từ thực tiễn đến tư duy
2. Giờ kiểm tra
3. Mẫu người sáng tạo
4. Tưởng tượng
2
38-39 [1]
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
- Câu hỏi:
- Bài tập: Vận dụng các quy luật nhận thức trong tổ chức các hoạt động cho học sinh tiểu học.
16
40 [1]
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 5: Trí nhớ và ngôn ngữ
2
LLO9
LLO10
LLO15
CLO2
CLO3
- * HP Tâm lý học đại cương
HP Tâm lý học đại cương
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TẠI TỈNH LÀO CAI
KHOA SƯ PHẠM
------***------
ĐỚI THỊ THU THỦY
TẬP BÀI GIẢNG
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
Mã môn: PRP7221
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 24 tiết
Bài tập: 10 tiết
Kiểm tra: 01 tiết
Tự học: 60 giờ
Lào Cai, tháng 3/2023
Lào Cai, tháng 12/2017
Lào Cai, tháng 6/2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
Chương 1. Tâm lý học là một khoa học
3
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
3
1.2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý.
6
1.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học.
8
Chương 2. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
12
2.1. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người.
12
2.2. Cơ sở xã hội của tâm lý người.
14
Chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức
21
3.1. Sự hình thành và phát triển tâm lý.
21
3.2. Sự hình thành và phát triển của ý thức.
22
Chương 4: Các quá trình nhận thức
29
4.1. Cảm giác
29
4.2. Tri giác
34
4.3. Tư duy
37
4.4. Tưởng tượng
40
Chương 5: Trí nhớ và ngôn ngữ
45
5.1. Trí nhớ
45
5.2. Ngôn ngữ
49
Kiểm tra
54
Chương 6. Tình cảm và ý chí
55
6.1. Tình cảm
55
6.2. Ý chí
59
Chương 7. Nhân cách và sự hình thành nhân cách
66
7.1. Những vấn đề chung về nhân cách.
66
7.2. Những thuộc tính tâm lý của nhân cách
66
7.3. Sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.
73
Chương 1
TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
3 tiết (2, 1)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của TLH; lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học.
- Phân tích được bản chất của hiện tượng tâm lí người
- Trình bày được các phương pháp nghiên cứu tâm lý người
2. Kĩ năng:
- Liên hệ, đánh giá tâm lí con người từ góc độ phân tích bản chất tâm lí con người
- Bước đầu vận dụng PPNC TL để thiết kế việc nghiên cứu một hiện tượng tâm lí cụ thể của học sinh tiểu học.
3. Phẩm chất, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Xác định vị trí của bộ môn TLH đối với quá trình đào tạo GVTH, đối với sự phát triển nghề nghiệp.
- Có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn, tích cực, tự giác, độc lập trong quá trình học tập
B. NỘI DUNG LÝ THUYẾT TRÊN LỚP
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học.
1.1.1. Tâm lí là gì?
- Tâm lí: bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của họ.
1.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển TLH
* Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại
Loài người ra đời trên Trái Đất này mới được khoảng 10 vạn năm - con người trí khôn có một cuộc sống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội.
Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ, người ta thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm về cuộc sống của "hồn", "phách" sau cái chết của thể xác. Trong các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại, trong các kinh ở ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của "hồn", đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.
- Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói đến chữ "tâm" của con người là "nhân, trí, dũng", về sau học trò của Khổng Tử nêu thành "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín".
- Nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại là Xôcrát (469 - 399 TCN) đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng "Hãy tự biết mình". Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học: con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
Người đầu tiên bàn về tâm hồn" là Arixtốt (384 - 322 TCN). ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng, tâm hồn gắn liền với thể xác tâm hồn có ba loại:
+ Tâm hồn thực vật có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là "tâm hồn dinh dưỡng").
+ Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọi là htm hồn cảm giác").
+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là "tâm hồn suy nghĩ").
Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểm của nhà triết học duy tâm cô đại Phlatong (428 - 348 TCN). Phlatongcho rằng, tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.
Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là quan điểm của các nhà triết học duy vật như: Thalet (thế kỉ thứ VII -V TCN); Anaxứimn (thế kỉ V TCN), Hêrachlít (thế kỉ VI - V TCN)... cho rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất. Còn Đêmôcrít (460 -370 TCN) cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong đó "nguyên tử lửa" là nhân tố tạo nên tâm lý. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên vạn vật trong đó có cả tâm hồn.
Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm lý và vật chất.
* Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước
- Trong suốt thời kì trung cổ, tâm lý học mang tính chất thần bí - bản thể huyền bí. Nghiên cứu về cuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các nhiệm vụ thần học, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâm hồn người sẽ phải đưa tới xứ sở của sự hưng thịnh như thế nào?
- Thuyết nhị nguyên: R. Đềcác (1596 - 1650) đại diện cho phái nhị nguyên luận" cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đềcác coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy Còn bản thể tinh thần, tâm lý của con người thì không thể biết được. Song Đề các cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý.
Sang thế kỉ XVIII, tâm lý học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng học (nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học về cơ thể, hai là tâm lý học. Năm 1732, ông xuất bản cuốn "Tâm lý học kinh nghiệm". Sau đó 2 năm (1734) ra đời cuốn "Tâm lý học lí trí". Thế là tâm lý học" ra đời từ đó.
- Các thế kỉ XVII - XVIII - XIX cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật.
+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Béccơli (1685 - 1753), E. Makhơ (1838 - 1916) cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là "phức hợp các cảm giác chủ quan" của con người. Còn D. Hium (1711 - 1776) coi thế giới chỉ là những "kinh nghiệm chủ quan". Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Hium cho rằng con người không thể biết. Vì thế, người ta vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri.
Học thuyết duy tâm phát triển tới m ức độ cao thể hiện ở "ý niệm tuyệt đối" của Hêghen.
+ Thế kỉ XVII - XVIII - XIX, các nhà triết học và tâm lý học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn: Spinôda (1632 - 1667) coi tất cả các vật chất đều có tư duy, Lametri (1709 - 1751) một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác; còn Canbanic (1757 - 1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật.
L. Phơbách (1804 - 1872) nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khẳng định: Tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não.
Đến nửa đầu thế kỉ XIX có rất nhiều điều kiện để tâm lý học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ vào triết học với tư cách là một bộ phận, một chuyên ngành của triết học.
* Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
- Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập Trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: thuyết tiến hoá của S. Đácuyn (1809 - 1882) nhà duy vật Anh, thuyết tâm sinh lí học giác quan của Hemhôn (1821 - 1894) người Đức, thuyết tâm - vật lí học của Phécne (1801 - 1887) và Vêbe (1795 - 1878) cả hai đều là người Đức, tâm lý học phát sinh của Gantôn (1822 - 1911) người Anh, và các công trình nghiên cứu về tâm thần học của bác sĩ Sáccô (1875 -1893) người Pháp...
- Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lý học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập. Đặc biệt trong lịch sử tâm lý học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức Vuntơ (1832 -1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic. Và một năm sau đó trở thành Viện Tâm lý học đầu tiên của thế giới, xuất bản các tạp chí tâm lý học. Từ vương quốc của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của tâm lý học và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Vuntơ đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lý, ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc...
- Để góp Phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời, đó là: tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học. Trong thế kỉ XX còn có những dòng phái tâm lý học khác có vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm lý hiện đại như dòng phái tâm lý học nhân văn, tâm lý học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xô viết sáng lập đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học.
1.1.3. Các quan điểm cơ bản trong TLH hiện đại
- Tâm lý học hành vi
- Tâm lý học Gestall (còn gọi là tâm lý học cấu trúc)
- Phân tâm học
- Tâm lý học nhân văn
- Tâm lý học nhận thức
- Tâm lý học hoạt động
1.1.4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học.
- Tâm lí học là khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí, các qui luật của hoạt động tâm lí và cơ cấu tạo nên chúng.
* Nhiệm vụ của tâm lí học.
- Nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí
- Các qui luật nảy sinh và phát triển tâm lí
- Cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí
* Vị trí: Tâm lí học là khoa học trung gian nằm giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
* Ý nghĩa:
- Tâm lí học trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục
- Giải thích một cách khoa học những hiện tượng tâm lí xảy ra trong con người, là cơ sở để tự hoàn thiện và rèn luyện nhân cách, xây dựng những mối quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách.
1.2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý
1.2.1. Bản chất của hiện tượng tâm lí người.
1.2.1.1. Tâm lí là chức năng của não.
- Theo quan điểm DVBC: vật chất có trước, tâm lí có sau, não là vật chất, phải có não mới có các hiện tượng tâm lí, hoạt động của não làm nảy sinh các hiện tượng tâm lí người.
- Trong quá trình phát triển chủng loại: hệ thần kinh được phát triển từ đơn giản: mạng lưới -> mấu hạch -> thần kinh ống -> não. Trong quá trình phát triển của não: não càng phát triển tâm lí càng phong phú, phức tạp.
- Nghiên cứu quá trình phát triển cá thể người ta nhận thấy: đứa trẻ mới sinh não chưa hoàn chỉnh, trong những ngày đầu, vận động là những xung động hỗn loạn, tương ứng với nó là những hiện tượng tâm lí giản đơn như cảm giác, xúc cảm. Càng lớn não càng phát triển và hoàn thiện, khoảng 6-7 tuổi, não trẻ cơ bản hoàn thiện về cấu tạo, có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình.
- Những thành tựu y học cũng chứng minh rằng: khi con người bị tổn thương các vùng khác nhau trên vỏ não thì cũng kéo theo sự rối loạn các hiện tượng tâm lí tương ứng.
- Não là tổ chức vật chất, nhờ hoạt động của nó mà các hiện tượng tâm lí được nảy sinh và phát triển, nhưng não không phải là tâm lí. Muốn có tâm lí phải có các điều kiện:
+ Phải có tồn tại khách quan.
+ Tồn tại ấy phải tác động vào não.
+ Bộ não người phải tiếp nhận được tác động ấy.
Cuối cùng cho ta hình ảnh tâm lí phản ánh một cách chủ quan của từng người trong từng thời điểm về tồn tại khách quan tác động vào não.
- Não hoạt động theo cơ chế phản xạ, từ đó sinh ra các hiện tượng tâm lí. Có 2 loại phản xạ: không điều kiện và có điều kiện. Loại phản xạ không điều kiện là cơ sở của bản năng, còn phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí của các hiện tượng tâm lí. Hoạt động phản xạ có điều kiện giúp cơ thể luôn thích ứng với môi trường luôn thay đổi
1.2.1.2. Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.
- Phản ánh: là sự ghi lại dấu vết tác động của 2 hay nhiều sự vật hiện tượng
- Hiện thực khách quan: là toàn bộ những tồn tại về vật chất và tinh thần của tự nhiên và xã hội, có đặc điểm:
+ Vận động không ngừng.
+ Phong phú, đa dạng
+ Luôn ở trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác
+ Được phát triển và suy thoái theo qui luật của nó
+ Chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên và xã hội.
- Phản ánh tâm lí: là sự phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng với nó và cải biến nó.
VD: Giáo dục tính cạnh tranh ở Thụy Điển
- Cá nhân phản ánh hiện thực khách quan thông qua vốn tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, lập trường, quan điểm, phẩm chất đạo đức vốn có của cá nhân. Nói cách khác: cá nhân phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của mình.
* KLSP:
- Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì vậy khi nghiên cứu, hình thành, cải tạo tâm lí người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.
- Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến cái riêng trong tâm lí mỗi người.
- Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lí con người.
1.2.1.3. Tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử
- Tâm lí người là kết quả của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử, biến thành cái riêng của từng người, mang đặc điểm:
+ Tính chất nhân bản
+ Mang tính chất thời đại.
+ Đặc điểm dân tộc.
+ Đặc điểm giới tính
+ Tính giai cấp
+ Tính nghề nghiệp
+ Đặc điểm lứa tuổi
+ Đặc điểm cá nhân, cá thể
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó các mối quan hệ xã hội quyết định bản chất tâm lí người. Nếu con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội sẽ mất đi tính người.
VD: Những đứa trẻ bị động vật nuôi từ bé -> tâm lí giống loài vật.
- Con người là chủ thể của xã hội, của hoạt động và giao tiếp, vì thế tâm lí con người mang đầy đủ dấu ấn XHLS loài người.
- Tâm lí con người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động và giao tiếp.
- Tâm lí mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí con người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và cộng đồng.
* KLSP:
- Tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động.
- Khi nghiên cứu và giáo dục con người phải lưu ý đến các đặc điểm của thời đại, dân tộc, địa phương, gia đình của từng người.
- Cần tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người.
1.2.2. Chức năng của tâm lý
- Tâm lý định hướng cho hoạt động của con người
- Tạo động lực thúc đẩy con người hoạt động
- Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
- Tâm lý giúp điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã định, phù hợp với điều kiện thực tế.
1.2.3. Phân loại hiện tượng tâm lý
- Các quá trình tâm lý
- Các trạng thái tâm lý
- Các thuộc tính tâm lý
1.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lí học.
1.3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận của TLH khoa học.
- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
- Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động
- Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các loại hiện tượng khác
- Phải nghiên cứu tâm lí của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể.
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
- Quan sát
- Thực nghiệm
- Trắc nghiệm
- Đàm thoại
- Điều tra
- Phân tích sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
C. NỘI DUNG BÀI TẬP
1. NGÀY GẶP LẠI
Chi mở tung cửa sổ đón những tia nắng đầu thu. Thế là hết hè rồi. Ngày mai bắt đầu năm học mới.
Có tiếng gọi ngoài cổng. Chi nhìn ra, thấy Sơn giơ chiếc diều rất xinh, vẫy rối rít:
- Cho cậu này.
Chi mừng rỡ chạy ra. Sơn về quê từ đầu hè, giờ gặp lại, hai bạn có bao nhiêu chuyện. Sơn kể ở quê, cậu được theo ông bà đi trồng rau, câu cá. Chiều chiều, cậu thường cùng bạn thả diều. Khi diều lên cao, cậu nằm lăn ra bãi cỏ ngắm trời. Cánh diều đứng im như ngủ thiếp đi trên bầu trời xanh.
Nhìn Sơn đen nhẻm, mắt lấp lánh khi kể chuyện, Chi chợt thấy buồn:
- Tớ chẳng được đi đâu.
- Nhưng mẹ tớ bảo cậu biết đi xe đạp rồi.
- Ừ, tớ ở nhà tập xe thôi.
- Thế cậu được đạp xe đi khắp nơi mà.
Chi cười:
- Ừ nhỉ.
Thế là Chi kể bố dạy Chi đi xe đạp. Bây giờ, Chi đã đạp xe bon bon. Con đường quen thuộc bỗng trở nên mới mẻ.
Cứ thế, hai bạn thi nhau kể những trải nghiệm mùa hè.
Ngày mai đi học rồi, nhưng mùa hè chắc sẽ theo các bạn vào lớp học.
(Tác giả: Minh Dương - Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống)
a. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý người được thể hiện trong câu chuyện trên?
b. Trong vai GVTH, hãy tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh:
Tưởng tượng em gặp lại bạn sau một kì nghỉ dài, em sẽ nói gì với bạn?
c. GVTH cần làm gì để phát triển tâm lý cho học sinh?
2. MẨU GIẤY VỤN
Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! – Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! – Cô giáo nói tiếp.
Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
(Hướng dẫn học Tiếng Việt, Lớp 2, tập 1A, tr73)
a. Nêu bản chất hiện tượng tâm lí người và liên hệ phân tích bản chất tâm lí người qua nội dung câu chuyện trên
b. Đóng vai GVTH hướng dẫn học sinh khai thác nội dung câu chuyện
c. Từ cách ứng xử của cô giáo trong câu chuyện “Mẩu giấy vụn”, anh/chị rút ra bài học bổ ích gì cho bản thân trong hoạt động nghề nghiệp sau này?
3. NHẬT KÍ TẬP BƠI
Ngày…. tháng….
Hôm nay, mẹ đưa mình đi tập bơi. Mình rất phấn khích vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng rất đẹp. Cô giáo cũng khen đồ bơi của mình đáng yêu.
Đầu tiên, cô dạy mình tập thở. Nhưng khi thở dưới nước, mình toàn bị sặc. Mình sợ đến mức không dám xuống nước nữa. Mẹ bảo do mình chưa quen. Mẹ vỗ về, động viên mình mãi. Thế là mình tiếp tục tập luyển.
Cuối buổi, mình vẫn chưa thở dưới nước được. Mình thấy hơi buồn. Mình nghĩ lần sau, mình sẽ tập tốt hơn.
Ngày… tháng…
Hôm nay, mình đã có cảm giác thích đi bơi. Mình không còn bị sặc nước nữa. Mình đã quen thở dưới nước rồi.
Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác đó thật lạ! Khi đạp chân, mình giống hệt như một con ếch ộp.
Ngày….tháng…..
Học bơi chẳng dễ một chút nào. Thế mà mình đã biết bơi rồi. Mình như một chú cá nhỏ tung tăng trong nước. Kể cũng lạ, hôm trước mình giống ếch, hôm nay mình lại giống cá. Chẳng sao, con nào cũng biết bơi mà. Giống như mình ấy.
(Tác giả Nguyễn Ngọc Mai Chi- Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống)
a. Phân tích hiện tượng tâm lý được thể hiện trong câu chuyện trên?
b. Để hình thành kỹ năng cho học sinh đòi hỏi người GV phải có những phẩm chất và năng lực gì? GV cần làm gì để có những kỹ năng đó?
c. Trong vai GVTH, bạn hãy động viên HS tích cực luyện tập để hình thành 1 kỹ năng nào đó.
4. Năm 1902, các bác sĩ ở Côpenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thực nghiệm có một không hai trên thế giới như sau:
Một phạm nhân bị kết án phải xử bắn. Do yêu cầu của các bác sĩ và được sự đồng ý của chính phủ, chánh án tuyên bố rằng án xử bắn được thay thế bằng cách cắt mạch máu cho máu ra hết. Đến ngày thi hành án các bác sĩ bịt mắt phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng chưa chạm đến mạch máu. Cùng lúc đó bằng một hệ thống ống dẫn, nước ấm được chảy liên tục vào vết cắt.
Tin chắc là mình đã bị cắt đứt mạch máu, phạm nhân từ từ nằm xuống và sau đó chết thật. Toàn bộ quá trình hấp hối giống hệt như một người mất máu dần. Phạm nhân đã chết do mạch máu não thắt lại.
Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm này?
5. Sức công phá của tâm lí
Thầy thuốc kiêm triết gia Iran Sina (979-1037) người được tôn xưng là “Ông hoàng của các thầy thuốc” đã làm một thực nghiệm độc đáo: Ông chọn 2 con cừu hoàn toàn giống nhau, nhốt vào 2 chuồng cách biệt. Bên cạnh một chuồng ông xích một con chó sói đói, suốt ngày gào rú, chỉ chực giằng xích lao bổ vào ăn thịt con cừu. Chú cừu suốt ngày lấm lét, sợ hãi, hoảng loạn. Mặc dù chế độ nuôi dưỡng hoàn toàn giống nhau, nhưng 2 chú cừu có biểu hiện khác hẳn nhau: con sống trong điều kiện thanh bình, yên tĩnh đi đứng nhanh nhẹn, mạnh khoẻ, bộ lông dày, óng mượt, lên cân. Trái lại, con sống bên cạnh chó sói thì gầy rộc đi, đau ốm, đi đứng lảo đảo, răng và lông bắt đầu rụng ngay cả khi cho tăng khẩu phần ăn lên gấp đôi vẫn không ngăn được tình trạng cơ thể suy sụp và những biểu hiện của tuổi già ngày càng trầm trọng.
Đoạn văn trên thể hiện vấn đề gì trong khoa học tâm lí? Giải thích tại sao?
D. NỘI DUNG TỰ HỌC
CÂU HỎI:
1. Phân biệt khái niệm tâm lí và tâm lí học?
2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học?
3. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lí người và rút ra những KLSP cần thiết.
4. Các loại hiện tượng tâm lí? Cho ví dụ minh hoạ.
5. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí? Vận dụng trong nghiên cứu tâm lý của một người cụ thể.
BÀI TẬP:
1. Lấy ví dụ minh họa bản chất, chức năng các hiện tượng tâm lí người.
2. Tập sử dụng phương pháp nghiên cứu tâm lí người trong tìm hiểu tâm lý học sinh
3. Quan sát, nhận xét các đặc điểm tâm lí của một học sinh Tiểu học
Chương 2
CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
5 tiết (4, 1)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cơ sơ tự nhiên của tâm lý người
- Nêu được khái niệm, cấu trúc của hoạt động.
- Khái niệm giao tiếp, nội dung xã hội hóa của giao tiếp.
- Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý người
2. Kĩ năng:
- Từ các kiến thức lí luận để rút ra những bài học sư phạm, đề xuất cách tổ chức, giáo dục
3. Phẩm chất, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn, tích cực, tự giác, độc lập trong quá trình học tập.
- Chuẩn bị tốt các nội dung học tập theo yêu cầu của bài học.
- Có ý thức trong tổ chức các Hoạt động và giao tiếp của bản thân, học sinh để hình thành và phát triển tâm lý.
B. NỘI DUNG LÝ THUYẾT TRÊN LỚP
2.1. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người.
2.1.1. Di truyền và tâm lý
- Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo cho sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.
- Đặc điểm giải phẫu sinh lí của cá thể bao gồm những yếu tố do di truyền tạo nên và cả những yếu tố riêng tự tạo trong đời sống cá thể của sinh vật. Những yếu tố như thế của con người có ngay từ trong bào thai.
- Tư chất là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu vừa là đặc điểm chức năng tâm – sinh lí mà cá thể đã đạt được trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt động. Đó là đặc điểm của giác quan, của hệ thần kinh tạo nên tiền đề vật chất cho vệc phát triển năng lực của một con người. Tư chất có tính đa năng, trên cơ sở một tư chất có thể hình thành nhiều năng lực khác nhau.
- Di truyền tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển tâm lí, nhưng di truyền không quyết định tất cả, không mang sẵn các đặc điểm tâm lí. Di truyền chỉ tạo điều kiện cho tâm lí được hình thành nhanh hay chậm, dễ hay khó và qui định đỉnh cao thành tích hoạt động của cá nhân trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.
2.1.2. Não và tâm lý
Tâm lí là chức năng của não. Não bộ nhận tác động của thế giới dưới dạng xung động thần kinh cùng những biến đổi lí hóa ở từng nơron, từng xinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho não hoạt động theo qui luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lí này hay tâm lí khác theo cơ chế phản xạ (nội dung là tâm lí, nhưng có cơ chế phản ánh sinh lí của não).
2.1.3. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
- Toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ.
- Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
+ Là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
+ Cơ sở giải phẫu sinh lí của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình thường của vỏ não.
+ Quá trình diễn biến của phản xạ có điều kiện là quá trình thành lập đường thần kinh liên hệ tạm thời giữa các trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện của trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện.
+ Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kỳ, đặc biệt ở người tiếng nói là một loại kích thích đặc biệt có thể thành lập bất cứ một phản xạ có điều kiện nào.
+ Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể.
- Tất cả các hiện tượng tâm lí đều có cơ sở sinh lí là phản xạ có điều kiện, không phải là một mà là một chuỗi phản xạ có điều kiện.
2.1.4. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý
- Qui luật hoạt động theo hệ thống
+ Trong điều kiện tự nhiên của đời sống các kích thích không tác động một cách riêng lẻ, chúng thường tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp đến cơ thể. Mặt khác cơ thể cũng không phản ứng riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp với các kích thích đó.
+ Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ hay không riêng lẻ thành một hệ thống. Đó là qui luật hoạt động theo tính hệ thống của vỏ não. Các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định, tạo nên một hệ thống định hình động lực của vỏ não, làm cho trong não khi có một phản xạ nào đó xảy ra thì kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra.
+ Qui luật này là cơ sở sinh lí thần kinh của xúc cảm, tình cảm, thói quen…
- Qui luật lan tỏa và tập trung (hưng phấn và ức chế)
+ Trên vỏ não có một vùng hưng phấn hoặc ức chế thì hưng phấn và ức chế sẽ không dừng lại ở đó, nó sẽ lan tỏa sang các vùng xung quanh. Sau đó trong những điều kiện bình thường, chúng tập trung vào một điểm nhất định
+ Hai quá trình lan tỏa và tập trung xảy ra kế tiếp nhau trong một trung khu thần kinh. Nhờ đó hình thành một hệ thống chức năng các phản xạ có điều kiện – cơ sở sinh lí của các hiện tượng tâm lí.
- Qui luật cảm ứng qua lại
Hai quá trình thần kinh cơ bản có ảnh hưởng qua lại với nhau tạo nên qui luật cảm ứng qua lại.
+ Cảm ứng qua lại đồng thời xảy ra giữa nhiều trung khu: hưng phấn ở điểm này gây nên ức chế ở điểm kia và ngược lại.
+ Cảm ứng qua lại tiếp diễn: ở một trung khu vừa có hưng phấn, sau đó có thể chuyển sang ức chế ở chính trung khu ấy.
+ Cảm ứng dương tính: Đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hoặc bgược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.
+ Cảm ứng âm tính: Hưng phấn gây nên ức ché hoặc ức chế làm giảm hưng phấn. Các thuộc tính chú ý đều có cơ sở sinh lí là nội dung của qui luật cảm ứng qua lại.
- Qui luật phụ thuộc vào cường độ của kích thích
Trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh, bình thường của vỏ não thì độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích.
Ở người sự phụ thuộc này mang tính tương đối vì phản ứng của con người không chỉ phụ thuộc vào cường độ kích thích mà còn phụ thuộc vào tính chủ thể của mỗi người.
Mặt khác, trong trường hợp vỏ não chuyển từ trạng thái hưng phấn sang ức chế thì phản ứng còn tùy thuộc vào sự ức chế nông hay sâu của vỏ não.
Tóm lại, các qui luật cơ bản nói trên của hoạt động thần kinh cấp cao có quan hệ với nhau, cùng chi phối sự hình thành, diễn biến và biểu hiện hoạt động tâm lí của con người.
2.1.5. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý
Tín hiệu là một vật hay ký tự nào đó đại diện cho vật khác, ký tự khác để gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể.
+ Hệ thống tín hiệu bao gồm những tín hiệu do các sự vật hiện tượng và các thuộc tính của chúng, kể cả các hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây ra.
+ Hệ thống tín hiệu I là cơ sở sinh lí của của hoạt động cảm tính trực quan, tư duy cụ thể và các cảm xúc cơ thể ở cả người và động vật.
+ Hệ thống tín hiệu II là những tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), là tín hiệu của tín hiệu.
Hệ thống tín hiệu II chỉ có ở người, nó là cơ sở của tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm và các chức năng tâmlí cao cấp ở người. Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống tín hiệu thứ hai có tác động trở lại hệ thống tín hiệu thứ nhất.
2.2. Cơ sở xã hội của tâm lý người.
2.2.1. Quan hệ XH, vền VHXH và tâm lý con người
– Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người “Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Qui luật cơ bản chi phối sự phát triển xã hội loài người là qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất chứ không phải là qui luật chọn lọc tự nhiên.
– Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội. Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là nó tạo ra ở người những những chức năng tâm lí mới, năng lực mới. Qúa trình lĩnh hội là quá trình tái tạo những thuộc tính, những năng lực của loài người thành những năng lực của cá thể mỗi người.. Nói cách khác thông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội thành bản chất tâm lí người.
2.2.2. Hoạt động và tâm lý
2.2.2.1. Định nghĩa:
- Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.
- Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung, thống nhất với nhau:
+ Quá trình đối tượng hóa chủ thể (xuất tâm): Trong đó con người chuyển năng lực của mình thành sảm phẩm của hoạt động. Nói cách khác, tâm lí của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm.
+ Quá trình chủ thể hóa đối tượng (nhập tâm): con người chuyển đối tượng hoạt động của mình (sản phẩm lao động, quan hệ với người khác) vào thế giới nội tâm, tạo nên tâm lí, nhân cách của bản thân.
Như vậy, trong quá trình hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình. Nói cách khác, tâm lí, ý thức, nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.
2.2.2.2. Cấu trúc của hoạt động
Dòng các hoạt động
Phía chủ thể Phía khách thể
Hoạt động Động cơ
Hành động Mục đích
Thao tác Phương tiện
Sản phẩm
- Hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác
- Hoạt động hướng vào động cơ (mục đích chung), mục đích chung được cụ thể hóa bằng những mục đích bộ phận mà hành động hướng vào. Để đạt được mục đích con người sử dụng các phương tiện. Tùy theo điều kiện, phương tiện mà con người tiến hành các thao tác.
- Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động cả về phía khách thể và cả về phía chủ thể.
* KLSP: Thực chất của giáo dục là tổ chức và hướng dẫn mọi hoạt động của trẻ em. Cần lưu ý:
- Chọn lọc các hoạt động và vị thế của trẻ trong hoạt động
- Đưa trẻ em vào hoạt động có tính giáo dục
- Tổ chức và hướng dẫn các em tiến hành hoạt động
- Theo dõi và đánh giá hoạt động của trẻ em.
- Trong giáo dục, dạy học phải chú trọng phát huy tính chủ thể của học sinh mà đặc trưng là tính tự giác, tích cực hoạt động.
2.2.2.3. Vai trò của hoạt động
Tâm lý bộc lộ, hình thành, phát triển thông qua hoạt động
2.2.3. Giao tiếp và tâm lí
2.2.3.1. Định nghĩa?
Là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, là hoạt động hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa con người với nhau.
2.2.3.2. Chức năng của giao tiếp:
- Thông báo
- Điều khiển, điều chỉnh
- Phối hợp hành động
2.2.3.3. Các loại giao tiếp.
* Theo phương tiện giao tiếp: có 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Bằng điệu bộ, nét mặt, cử chỉ...
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Chỉ có ở con người, xác lập, vận hành mối quan hệ người - người trong xã hội.
* Theo khoảng cách: 3 loại
- Giao tiếp trực tiếp: Mặt đối mặt, phát và nhận tín hiệu trực tiếp từ nhau.
- Giao tiếp gián tiếp: Qua thư từ, ngoại cảm, thần giao cách cảm...
- Giao tiếp trung gian: Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp
* Theo qui cách và nội dung:
- Giao tiếp chính thức: Giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, qui định, thể chế.
- Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
2.2.3.4. Vai trò của giao tiếp
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, nếu không có giao tiếp con người không thể trở thành người với đúng nghĩa của nó.
- Nhờ giao tiếp, con người ra nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, qui tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội để phát triển tâm lí cho mình.
- Nhờ giao tiếp con người tự ý thức được bản thân mình bằng cách so sánh, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, từ đó có kế hoạch tự hoàn thiện mình
C. NỘI DUNG XEMINA/THẢO LUẬN/BÀI TẬP
THỰC HÀNH:
1. Nhân cách của con người chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong m
- * HP Tâm lý học quản lý
HP Tâm lý học quản lý
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAICỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Tên học phần: Tâm lý học quản lý
(Management psychology)
Mã số: POM7121
Tên học phần: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ.
Mã số học phần: POM7121
Tên Tiếng Anh: Management psychology
Ngành/Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế
Triết lý giáo dục của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên là:
“Trách nhiệm – Thực nghiệp – Kiến tạo – Phát triển”
Ý nghĩa của Triết lý giáo dục
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Trách nhiệm
Đào tạo, bồi dưỡng người học có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; có lý tưởng, niềm tin, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
PLO13, PLO14
Thực nghiệp
Chất lượng đào tạo thực chất, hành nghề chuyên nghiệp, gắn với hoạt động thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội; cơ bản, thiết thực, hiện đại và hiệu quả.
PLO5, PLO6, PLO7, PLO10, PLO11
Kiến tạo
Kiến tạo tri thức trong môi trường nghiên cứu, học tập sáng tạo; qua quá trình khám phá có hướng dẫn, dựa trên bối cảnh xác thực; hình thành năng lực, phẩm chất nghề nghiệp trong sự tương tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
PLO2, PLO3, PLO4
Phát triển
Phát triển để thích ứng trong môi trường đa dạng và hội nhập; tôn trọng sự khác biệt; tự tin, tự chủ, tự học để phát triển nghề nghiệp và làm việc hiệu quả.
PLO13, PLO14
1. Thông tin về học phần
- Số tín chỉ: 02; Tổng số giờ quy chuẩn: 30
- Phân bố thời gian:
TT
Loại giờ tín chỉ
Số giờ thực hiện trên lớp
Số giờ tự học
1
Lý thuyết
19
38
2
Bài tập
3
Thực hành
4
Thảo luận
20
20
5
Thực tế chuyên môn
6
Kiểm tra định kì
01
02
Tổng
40
60
Loại học phần: Kiến thức giáo dục đại cương (Học phần bắt buộc)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần học trước: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): không
Đơn vị phụ trách: Khoa Các khoa học liên ngành
2. Thông tin về giảng viên
STT
Học hàm, học vị, họ tên
Số điện thoại
Email
Ghi chú
2
Ths. Đới Thị Thu Thủy
0988.552.325
thuydtt@tnu.edu.vn
1
Ths. Hoàng Thị Bảo Ngọc
0973.763.168
ngochtb@tnu.edu.vn
3. Mục tiêu của học phần: Sau học phần này sinh viên đạt được
Mục tiêu (CO)
Mô tả (Course Objective Description)
Chuẩn đầu ra CTĐT
Về kiến thức
CO1
Nhận diện được một số vấn đề cơ bản của tâm lý học quản lý: đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu; đặc điểm và cấu trúc của hoạt động quản lý, của người lãnh đạo quản lý.
PLO2, PLO3, PLO4
CO2
Giải thích được ê-kip quản lí, phong cách và uy tín của người lãnh đạo quản lý, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong quản lí, giao tiếp trong quản lý.
PLO2, PLO3, PLO4, PLO5, PLO6, PLO7
Về kỹ năng
CO3
Đánh giá được kết quả hoạt động quản lý, nhà quản lý trong các tình huống cụ thể
PLO5, PLO6, PLO7
CO4
Xây dựng tình huống làm việc nhóm có chỉ đạo hướng dẫn, giám sát. So sánh, phân tích và chỉ ra được quan niệm đúng đắn nhất về vấn đề quản lý con người. Liên hệ với thực tiễn công tác quản lý ở Việt Nam hiện nay.
PLO7, PLO10, PLO11
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CO5
Tôn trọng các quyết định của nhà quản lý, chủ động trong việc hình thành và phát triển khả năng quản lí của bản nhân. Hình thành các kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định…
PLO13, PLO14
4. Chuẩn đầu ra của học phần (Course Learning Outcomes/CLOs)
Mục tiêu học phần
Chuẩn đầu ra của học phần
Mô tả chuẩn đầu ra (Sau khi học xong học phần này, người học cần đạt được các chuẩn đầu ra dưới đây)
Chuẩn đầu ra CTĐT
CO1
CLO1
Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của TLH quản lý; Đặc điểm và cấu trúc của hoạt động quản lý; đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo quản lý.
PLO2, PLO3, PLO4
CO2
CLO2
Phân tích được ê-kip lãnh đạo, phong cách và uy tín của người lãnh đạo quản lý, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong quản lí, giao tiếp trong quản lý.
PLO4, PLO5, PLO6, PLO7
CO3
CLO3
Đánh giá được kết quả hoạt động quản lý, nhà quản lý trong các tình huống cụ thể; đề xuất được những giải pháp quản lý con người để nâng cao hiệu quả hoạt động
PLO4, PLO5
CO4
CLO4
Xây dựng tình huống làm việc nhóm có chỉ đạo hướng dẫn, giám sát. So sánh, phân tích và chỉ ra được quan niệm đúng đắn nhất về vấn đề quản lý con người. Liên hệ với thực tiễn công tác quản lý ở Việt Nam hiện nay.
PLO4, PLO5, PLO6, PLO10, PLO11
CO5
CLO5
Tôn trọng các quyết định của nhà quản lý, chủ động trong việc hình thành và phát triển khả năng quản lí của bản nhân. Hình thành các kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định…
PLO13, PLO14
* Ma trận đóng góp chuẩn đầu ra của học phần (tổng hợp từ bảng trên)
Mã HP
Tên học phần
Mức độ đóng góp của Chuẩn đầu ra CTĐT
PLO1
PLO2
PLO3
PLO4
PLO5
PLO6
PLO7
PLO8
PLO9
PLO10
PLO11
PLO12
PLO13
PLO14
EVA7221
Tâm lý học quản lý
2
2
3
3
3
2
2
2
3
3
Ghi chú: Để trống: Đóng góp không rõ ràng; 1: Đóng góp mức thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao
5. Mô tả chương trình đào tạo:
Học phần khái quát những vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục tiểu học, các hình thức và phương pháp đánh giá cụ thể. Trên cơ sở đó sinh viên vận dụng để thiết kế các hoạt động đánh giá phù hợp với đối tượng người học, yêu cầu đặc trưng của từng môn học.
6. Lộ trình phát triển kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của học phần
Nội dung
Đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần
CLO1
CLO2
CLO3
CLO4
CLO5
Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và PPNC của TLH quản lý
2
2
Chương 2. Đặc điểm và cấu trúc của hoạt động quản lý
2
2
2
2
Chương 3. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo quản lý
2
2
3
3
2
Chương 4. Ê kíp lãnh đạo
2
3
3
2
Chương 5. Phong cách và uy tín của người lãnh đạo quản lý
2
3
3
3
Chương 6. Cá nhân và tập thể người lao động trong quản lý
3
3
3
3
Chương 7. Một số vấn đề TLH giao tiếp ứng dụng trong quản lý
2
3
3
3
Ghi chú: Để trống: Đóng góp không rõ ràng; 1: Đóng góp mức thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao
7. Tài liệu học tập
7.1. Tài liệu học tập (giáo trình):
[1] Đới Thị Thu Thủy, Tập bài giảng Tâm lý học quản lý, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai, 2023.
7.2. Tài liệu tham khảo:
[2] Vũ Dũng, Giáo trình tâm lý học quản lý, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2017 (Thư viện điện tử: http://thuvien.laocai.tnu.edu.vn/Chi-tiet-lrc/giao-trinh-tam-ly-hoc-quan-ly-61145.html)
[3] Nguyễn Bá Dương (chủ biên), Tâm lý học quản lý, NXB Từ điển bách khoa, 2012. (Thư viện điện tử: http://thuvien.laocai.tnu.edu.vn/Chi-tiet-lrc/tam-ly-hoc-quan-ly-57649.html)
[4] Nguyễn Thị Thúy, Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học quản lý, Trường Đại học Trà Vinh (Tài liệu lưu hành nội bộ), năm 2014. (Website: https://khcb.tvu.edu.vn/images/tailieu/Tamly/Tai_lieu_giang_day/Tam_ly_hoc_quan_ly.pdf)
8. Nhiệm vụ của người học
8.1. Yêu cầu chuẩn bị trước khi lên lớp
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, chuẩn bị các nhiệm vụ tự học theo hướng dẫn của đề cương môn học.
- Chuẩn bị đầy đủ các nhiệm vụ giảng viên giao về nhà. Thực hiện hiệu quả thời gian tự học ở nhà theo quy định.
8.2. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi kết thúc giờ học.
- Chốt được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học.
- Tích cực liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn đời sống, thực tiễn nghề nghiệp.
- Có thể trao đổi thêm với bạn, với thầy cô những vấn đề chưa rõ hoặc những vấn đề sinh viên đang quan tâm.
8.3. Điều kiện để sinh viên tham dự buổi học
- Đến lớp đúng giờ.
- Hoàn thành ít nhất 2/3 nhiệm vụ tự học hoặc bài tập giảng viên giao.
- Chuẩn bị bài tập nhóm (nếu có).
8.4. Điều kiện để sinh viên được tham dự các bài kiểm tra/ thi
- Tham dự trên 80% số tiết lên lớp đã quy định trong đề cương chi tiết học phần.
- Tham dự đầy đủ các buổi thảo luận, thực hành theo quy định của môn học.
- Có đủ các bài tập cá nhân, bài tập nhóm; kiểm tra định kỳ phải đạt từ điểm 5 trở lên.
8.5. Những việc sinh viên không được làm trong giờ học/giờ kiểm tra/thi
- Không sử dụng điện thoại trong giờ học khi không có sự cho phép của giảng viên.
- Không sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra/ thi (nếu đề thi không cho phép)
9. Nội dung chi tiết môn học
9.1. Chuẩn đầu ra của nội dung/chương/bài (LLOs)
Bài/Chương/Nội dung
LLOs
Mô tả chuẩn đầu ra của Chương/Bài/Nội dung
LLO1
Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và PPNC của TLH quản lý
LLO2
Vận dụng được các PPNC của TLH quản lý vào nghiên cứu tâm lý con người
Chương 2. Đặc điểm và cấu trúc của hoạt động quản lý
LLO3
Phân tích được cấu trúc của hoạt động quản lý, đặc điểm tâm lý của quá trình ra quyết định quản lý
LLO4
Đề xuất được những giải pháp để vận dụng vào HĐ quản lý đạt hiệu quả
Chương 3. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo quản lý
LLO5
Trình bày được phẩm chất và năng lực cần có của người lãnh đạo quản lý. Giải thích cơ sở khoa học của những đặc điểm này
LLO6
Phân tích được những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo quản lý trong những tình huống cụ thể
Chương 4. Ê kíp lãnh đạo
LLO7
Phân tích được các thành tố cơ bản của ê kíp lãnh đạo. Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo
LLO8
Đánh giá 1 số biểu hiện của ê kíp lãnh đạo, đề xuất giải pháp xây dựng ê kíp lãnh đạo tích cực
Chương 5. Phong cách và uy tín của người lãnh đạo quản lý
LLO9
Nêu được những phong cách lãnh đạo chủ yếu, ưu nhược điểm của mỗi phong cách
LLO10
Lập KH để hoàn thiện bản thân: xây dựng phong cách làm việc, phong cách giao tiếp, định hình phong cách lãnh đạo để từng bước hoàn thiện bản thân
Chương 6. Cá nhân và tập thể người lao động trong quản lý
LLO11
Phân tích được hành vi của người lao động; Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý con người trong tổ chức
LLO12
Đánh giá nguyên nhân của những xung đột trong tập thể và cách giải quyết xung đột dưới góc nhìn của nhà quản lý
Chương 7. Một số vấn đề TLH giao tiếp ứng dụng trong quản lý
LLO13
Phân tích được các vấn đề cơ bản về giao tiếp trong quản lý; các kỹ năng giao tiếp cơ bản.
LLO14
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong nhóm với vai trò là trưởng nhóm, trưởng bộ phận và vai trò của người lãnh đạo quản lý
LLO15
Có kỹ năng làm việc nhóm, khẳng định vị trí trong nhóm; Tôn trọng các quyết định của nhà quản lý, chủ động trong việc hình thành và phát triển kỹ năng quản lí của bản nhân.
9.2. Ma trận liên kết LLOs và CLOs
LLOs
CLOs
CLO1
CLO2
CLO3
CLO4
CLO5
LLO1
2
LLO2
2
LLO3
2
2
2
LLO4
2
2
2
LLO5
2
2
2
LLO6
3
3
3
LLO7
2
3
LLO8
3
3
LLO9
3
3
LLO10
3
3
LLO11
3
3
LLO12
3
3
LLO13
3
LLO14
3
LLO15
3
Ghi chú: Để trống: Đóng góp không rõ ràng; 1: Đóng góp mức thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao
9.3. Nội dung chi tiết
Nội dung
Số tiết
Tài liệu bắt buộc /T.khảo
LLOs
CLOs
Phương pháp dạy học
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
4
LLO1
LLO2
LLO15
CLO1
CLO5
A. Nội dung thực hiện trên lớp
2
[1] tr 3-7
- Thuyết trình
- Thảo luận
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học quản lý
1.1.1. Khái niệm quản lý, lãnh đạo, tâm lý học quản lý
1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học quản lý
1.2. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
1.3. Ý nghĩa của tâm lý học quản lý
B. Nội dung thảo luận, thực hành
Thảo luận: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lí.
- Bài tập: Anh Vũ
2
[1] tr7
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
1. Câu hỏi chương 1
2. Đọc chương 2 ([1], [3]): Tìm hiểu đặc điểm và cấu trúc của hoạt động quản lý
6
[1] tr7
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
4
LLO3
LLO4
LLO15
CLO1
CLO3
CLO4
CLO5
A. Nội dung thực hiện trên lớp
2
[1] Tr 8-20
[3] Tr 51-82
- Thuyết trình
- Thảo luận
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
2.1. Tính chất cơ bản của hoạt động quản lý
2.2. Cấu trúc của hoạt động quản lý
2.3. Đặc điểm tâm lý của quá trình ra quyết định quản lý
B. Nội dung thảo luận, thực hành
Thảo luận: Những khó khăn trong việc ra quyết định quản lý và biện pháp khắc phục.
Bài tập: 2.1 ; 2.2 chương 2
2
[1] tr20
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
1. Câu hỏi chương 2
2. Đọc chương 3 [1.4]: Tìm hiểu đặc điểm của người lãnh đạo quản lý.
6
[1] tr20
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
6
LLO5
LLO6
LLO15
CLO1
CLO3
CLO4
CLO5
A. Nội dung thực hiện trên lớp
3
[1] Tr 21-35
[4] Tr 55-62
- Thuyết trình
- Thảo luận
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
3.1. Lãnh đạo trong tổ chức
3.2. Năng lực tổ chức của người lãnh đạo, quản lý
3.3. Những khả năng đặc biệt của người lãnh đạo, quản lý
3.4. Những phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo
B. Nội dung thảo luận, thực hành
- Thảo luận: Phân tích những yêu cầu phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo quản lý và liên hệ thực tế.
- Bài tập: 2.1; 2.2 chương 3
3
[1] tr35-36
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
1. Câu hỏi chương 3
2. Sinh viên đọc trước kiến thức chương 4 ([1], [2]: Tìm hiểu ê-kíp lãnh đạo và vai trò của ê-kíp lãnh đạo.
9
[1] tr36
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 4. Ê – KÍP LÃNH ĐẠO
7
LLO7
LLO8
LLO15
CLO2
CLO4
CLO5
A. Nội dung thực hiện trên lớp
3
[1] Tr 37-44
[2] Tr 191-206
- Thuyết trình
- Thảo luận
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
4.1. Khái niệm
4.2. Các thành tố cơ bản của ê-kip lãnh đạo
4.3. Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hành động của ê-kíp lãnh đạo
4.4. Một số mô hình ê kíp lãnh đạo hiện nay
B. Nội dung thảo luận, thực hành
Thảo luận:
1. Phân tích những biến tướng theo chiều hướng tiêu cực của ê-kip lãnh đạo. Làm thế nào để xây dựng được một ê –kíp lãnh đạo tích cực.
2. Liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay trong những lĩnh vực nào dễ xuất hiện ê-kip lãnh đạo tiêu chực nhất, tại sao? Chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của loại ê-kíp này.
2. Bài tập nhóm
Các giải pháp tạo ê kíp cán bộ lớp để lãnh đạo tập thể phát triển
4
[1] tr44
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
1. Câu hỏi chương 4
2. Sinh viên đọc trước kiến thức chương 5 ([1], [3], [4]): Nêu được khái niệm và các phong cách lãnh đạo chủ yếu, biện pháp xây dựng phong cách và uy tín người lãnh đạo.
10
[1] tr44
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 5. PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
6
LLO9
LLO10
LLO15
CLO2
CLO4
CLO5
A. Nội dung thực hiện trên lớp
3
[1] Tr 45-59
[3] Tr 115-140
[4] Tr 63-90
- Thuyết trình
- Thảo luận
- Phát vấn
Quan sát, ghi chép
Rubric 1
5.1. Phong cách lãnh đạo
5.2. Những phong cách lãnh đạo chủ yếu
5.3. Xây dựng phong cách người cán bộ quản lý
5.4. Uy tín người lãnh đạo
5.5. Con đường nâng cao uy tín người lãnh đạo
B. Nội dung thảo luận, thực hành
1. Vai trò của phong cách lãnh đạo đối với hiệu quả của hoạt động quản lí. Người lãnh đạo ở nước ta hiện nay cần phong cách lãnh đạo nào?
2. Con đường hình thành uy tín của người lãnh đạo quản lý. Nêu vai trò của uy tín đối với hiệu quả của hoạt động quản lí. Liên hệ về uy tín của người lãnh đạo ở cơ quan hay địa phương mình công tác.
Bài tập: 2.1 đến 2.6 chương 4
3
[1] tr59-61
- Thảo luận
- Thực hành
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Rubric 2
C. Nội dung tự học
1. Câu hỏi chương 5
2. Sinh viên đọc trước kiến thức chương 6: Phân tích hành vi của người lao động, những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý con người trong tổ chức, xung dột trong tập thể và việc điều chỉnh hành vi của người lao động.
9
[1] tr61
Tự học, tự nghiên cứu
Sản phẩm HĐ
Rubric 1
Chương 6. CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ
6
LLO11
LLO12
LLO15
CLO3
CLO4
CLO5
A. Nội dung thực hiện trên lớp
3
[1] tr62-80
- Thuyết trình
- * Tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TẠI TỈNH LÀO CAI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
------***------
ĐỚI THỊ THU THỦY
TẬP BÀI GIẢNG
TÂM LÍ HỌC QUẢN LÍ
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐH KINH TẾ)
Mã môn: POM7121
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 19 tiết
Thực hành: 20 tiết
Kiểm tra: 01 tiết
Tự học: 60 giờ
Lào Cai, tháng 3/2023
Lào Cai, tháng 12/2017
Lào Cai, tháng 6/2017
Go backCán bộ, giảng viên đưa thông tin về các đề tài, dự án các cấp đã nghiệm thu hoặc đang được thực hiện
- Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:
TT
Tên đề tài nghiên cứu
Năm bắt đầu/Năm hoàn thành
Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường)
Trách nhiệm tham gia trong đề tài
1
Một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên dân tộc thiểu số trường CĐSP Lào Cai
2002 - 2003
Cấp trường
Chủ nhiệm
2
Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá cho học sinh lớp 7 qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS miền núi Lào Cai
2003 - 2004
Cấp Bộ (Dự án giáo dục THCS, Bộ GD&ĐT)
Chủ nhiệm
3
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học và THCS tỉnh Lào Cai; đề xuất các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học và THCS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020.
10/2008 - 9/2009
Cấp Tỉnh
Thành viên
4
Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường Tiểu học, THCS và trường CĐSP Tỉnh Lào Cai
9/2016 - 6/2017
Cấp trường
Chủ nhiệm
5
Thực trạng và biện pháp hỗ trợ giáo viên trong giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phát triển tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai.
9/2017 -6/2018
Cấp trường
Chủ nhiệm
6
Biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho sinh viên trường CĐSP Lào Cai.
9/2017 - 4/2018
Cấp trường
Chủ nhiệm
7
Thực trạng và biện pháp hỗ trợ giáo viên trong tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai
9/2018 - 4/2019
Cấp trường
Chủ nhiệm
- Các công trình khoa học đã công bố:
TT
Tên công trình
Năm công bố
Tên tạp chí
1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,
2013
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (10/2013), Tr 1.
2
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên người dân tộc thiểu số Trường CĐSP Lào Cai,
2015
Tạp chí Quản lý giáo dục (10/2015) Tr185-187.
3
Đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực người học ở bộ môn TLGD Trường CĐSP Lào Cai
2015
Kỷ yếu Hội thảo KH: Đổi mới PPDH và kiểm tra - đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực trong các trường CĐ, ĐH miền núi phía Bắc. Tr 245- 252
4
Enhancing comunication skills for Ethnic minority students in Lao Cai Teacher Training College - Viet Nam (Roi Et Rajabhat University I-CREAMS International Conference on Research in Education, A)
2015
Kỷ yếu hội thảo KH: "Creation of Future and Challenges in Sustainable Research" (Thái Lan), Tr153
5
Đổi mới đào tạo và NCKH theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
2015
Kỷ yếu Hội thảo KH: Đổi mới PPDH và kiểm tra - đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực trong các trường CĐ, ĐH miền núi phía Bắc, 2015.
6
Thiết kế đề thi học phần theo hướng tiếp cận năng lực ở bộ môn TLGD Trường CĐSP Lào Cai, Kỷ yếu hội thảo KH: Đổi mới đào tạo và NCKH theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học.
2016
Kỷ yếu hội thảo KH: Đổi mới đào tạo và NCKH theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học, Tr456-463
7
Biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý học đường cho sinh viên Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai
2020
Tạp chí Khoa học & Công nghệ (2020) 118-122
8
Thực trạng và biện pháp hỗ trợ GV trong việc tổ chức GD hòa nhập cho trẻ có RLPT tại các trường MN trên địa bàn TP Lào Cai
2020
Tạp chí Giáo chức Việt Nam (2020)
38-41
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin về các bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị có mã số ISSN; các sách, giáo trình đã xuất bản tại các nhà xuất bản có mã số ISBN.
1. Tài liệu bồi dưỡng Trưởng phòng, phó trưởng phòng GD&ĐT. NXB ĐHQG Hà nội, 2021 (Thành viên biên soạn)
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc Tày. NXB ĐHQG Hà nội, 2023 (Thành viên biên soạn)
Cán bộ, giảng viên đưa thông tin về đào tạo sinh viên, học viên:
- Hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp
- Hướng dẫn học viên cao học
- Hướng dẫn nghiên cứu sinh
Hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp ĐH:
1. Đỗ Quang Huy. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Thien Hai hotel, 2022
2. Phạm Minh Đức. Đánh giá sự hài lòng của du khách khi đến tham quan trải nghiệm tại khu du lịch sinh thái Thác Mơ, Bảo Thắng, Lào Cai
Cán bộ, giảng viên đưa các tài liệu điện tử tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học hoặc các tài liệu khoa học thú vị khác (của chính tác giả hoặc của tác giả khác).
- Bài giảng TLH đại cương
Go backĐại học Thái Nguyên
Địa chỉ: Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên
Email: vanphong.dhtn@moet.edu.vn | vanphong.dhtn@moet.edu.vn
Tel: 02083 852 650 - Fax 0208 3852 665